Thưa ông, ngày 22/9 hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng hạng tín nhiệm của NH VIB lên một bậc và nâng triển vọng của 5 ngân hàng Việt Nam lên mức tích cực. TS đánh giá thế nào về vấn đề này?
Kết quả trên thể hiện một sự phản ánh khách quan khi hệ thống ngân hàng VN đã thực hiện chủ trương tái cơ cấu và sắp xếp lại hệ thống ngân hàng bước đầu đã có những tiến bộ.
Thứ nhất, các vấn đề trước mắt như lãi suất, tỷ giá, thị trường vàng đã bước đầu giải quyết được những khó khăn.
Về dài hạn, việc sắp xếp lại hệ thống ngân hàng đã mang lại những tích cực ban đầu, các ngân hàng yếu kém được tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng tránh được nguy cơ đổ vỡ và được giữ ổn định.
Các biện pháp xử lý nợ xấu đã bước đầu phát huy hiệu quả. Chiến lược kinh doanh các ngân hàng cũng có nhiều nét mới, văn hóa quản trị DN, quản trị rủi ro đã có nhiều thay đổi tích cực. VIB là một trong những ngân hàng đi đầu trong những vấn đề này.
Đó là lý do để Moody’s nâng hạng tín nhiệm của VIB và nâng triển vọng của các ngân hàng khác lên mức tích cực.
Trong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, các yếu tố đó cũng là một trong những tiêu chí để đưa hoạt động ngân hàng lên một trình độ quản lý, quản trị hiện đại và theo chuẩn mực quốc tế. Điều này tạo động lực cho các ngân hàng phấn đấu ở mức cao hơn và sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững và an toàn hơn.
TS. Cao Sỹ Kiêm đang trả lời phỏng vấn phóng viên ANTT.VN (Ảnh: Thu Thuỷ)
Vấn đề lớn nhất hiện nay là xử lý nợ xấu, đó đang là một khó khăn rất lớn kể cả trước mắt và lâu dài với các ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống.
Về con người, đội ngũ nhân viên, cán bộ lãnh đạo trong ngân hàng đang ở mức không đồng đều. Văn hóa kinh doanh, ứng xử và quản lý còn nhiều vấn đề; chưa giải quyết mạnh mẽ, triệt để những tồn tại trong hệ thống ngân hàng hiện nay, cũng như chưa bắt nhịp được xu thế phát triển chung của thế giới, làm cho tính hiệu quả trong khả năng sử dụng vốn của ngân hàng vẫn ở mức kém.
Hiện nay việc giải quyết nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro vẫn là một vấn đề nan giải của hệ thống NH tại VN, ông có đánh giá như thế nào về thực trạng này và có giải pháp gì để giải quyết tình trạng đó?
Tuy nhiên vẫn còn vấn đề tồn tại là khả năng giải quyết các tài sản thế chấp còn rất chậm, phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, cách điều hành, và nhiều vấn đề về môi trường pháp lý, nguồn vốn.
Theo ông liệu cần có sự hỗ trợ gì để VAMC để hoạt động hiệu quả hơn hay không?
Thứ hai, phải hoàn tất hành lang pháp lý, điều chỉnh cho phù hợp và sát với thực tế hơn.
Ông có thể cho biết kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới, những kinh nghiệm đó có thể áp dụng vào VN hay không?
Về nguồn vốn bù đắp, họ có một nguồn vốn rất lớn, thậm chí bỏ ngân sách ra bù đắp một lúc để cứu ngân hàng, cứu nền kinh tế. Trong điều kiện của chúng ta hiện nay, yếu tố đó còn rất hạn chế. Còn về nghiệp vụ, xây dựng mô hình chúng ta đã và đang học tích cực rồi.
Ninh Giang -Thu Thuỷ (thực hiện)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy