Máy bay của các hãng hàng không Việt Nam tại Sân bay Quốc tế Nội Bài. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư Thông tư 44/2024/TT-BGTVT quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Theo đó, các hãng hàng không có tổng số tiền thanh toán các khoản sử dụng dịch vụ ghi trên hóa đơn hàng tháng tách biệt dịch vụ cung ứng cho chuyến bay quốc tế, chuyến bay nội địa của dịch vụ cất cánh, hạ cánh máy bay và điều hành bay đi, đến sẽ được hưởng các mức ưu đãi.
Cụ thể, các dịch vụ cung cấp cho chuyến bay quốc tế có giá dịch vụ ghi trên hóa đơn thanh toán (USD) trên 125.000 USD đến dưới 250.000 USD được giảm 1,5%; từ 250.000 USD đến dưới 750.000 USD được giảm 2,5%; từ 750.000 USD đến dưới 1,5 triệu USD được giảm 3,5%; từ 1,5 triệu USD trở lên được giảm 5%.
Với các dịch vụ cung cấp cho chuyến bay nội địa có giá dịch vụ ghi trên hóa đơn thanh toán (VND) trên 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng được giảm 1,5%; từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng được giảm 2,5%; từ 15 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng được giảm 3,5% và từ 30 tỷ đồng trở lên được giảm 5%.
Đối với hoạt động bay đào tạo, huấn luyện phi công (không kết hợp khai thác thương mại) tại Việt Nam thì không thu tiền sử dụng dịch vụ điều hành bay đi, đến và cất cánh, hạ cánh máy bay trong 36 tháng đầu kể từ ngày cơ sở đào tạo thực hiện chuyến bay đào tạo, huấn luyện phi công (không kết hợp khai thác thương mại) đầu tiên.
Thông tư quy định áp dụng với hãng hàng không Việt Nam lần đầu tiên tham gia khai thác thị trường vận chuyển hàng không mức giá bằng 50% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh máy bay và dịch vụ điều hành bay đi, đến do Bộ Giao thông Vận tải định mức giá; thời hạn áp dụng 36 tháng kể từ ngày bắt đầu khai thác.
Với hãng hàng không khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ đi, đến Việt Nam tại thời điểm không có hãng nào khai thác thường lệ trong khoảng thời gian ít nhất 12 tháng trước đó, tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng áp dụng mức giá bằng 90% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh máy bay và dịch vụ điều hành bay đi, đến do Bộ Giao thông Vận tải định mức giá; thời hạn áp dụng 12 tháng kể từ ngày bắt đầu khai thác.
Tại các cảng hàng không khác, áp dụng mức giá bằng 50% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh máy bay và dịch vụ điều hành bay đi, đến do Bộ Giao thông vận tải định mức giá; thời hạn áp dụng 24 tháng kể từ ngày bắt đầu khai thác.
Trường hợp hãng hàng không thuộc đối tượng áp dụng nhiều mức ưu đãi theo quy định tại thì được áp dụng mức ưu đãi cao nhất. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chủ động áp dụng mức ưu đãi giá theo quy định.
Ngoài ra, quy định mới cũng điều chỉnh về việc phân loại nhóm cảng hàng không.
Cụ thể, cảng hàng không được chia thành 2 nhóm. Nhóm A là nhóm cảng hàng không phục vụ kinh tế-xã hội bao gồm Cảng Hàng không Côn Đảo, Điện Biên, Cà Mau, Rạch Giá. Nhóm B gồm các cảng hàng không không thuộc nhóm cảng hàng không phục vụ kinh tế-xã hội quy định./.
Tác giả: Việt Hùng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy