Chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) – trọng tâm cơ bản nhất của tiến trình cải cách kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn trước mắt – vẫn đang chuyển động rất chậm.
Mobiphone đã được xác định cổ phần hóa từ hơn 5 năm trước. Ảnh TG
Trong nửa đầu năm nay, mới có 58 DNNN được sắp xếp lại, trong đó 38 doanh nghiệp được cổ phần hóa, 15 sáp nhập, 2 giải thể, và 3 còn lại đang “được đề nghị” phá sản.
Có 297 doanh nghiệp thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa, 159 doanh nghiệp đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, 67 đơn vị đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, 38 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa, 31 doanh nghiệp đã bán cổ phần lần đầu.
Bộ Tài chính cho biết, dự tính đến cuối năm 2014 sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp và cuối quí 3-2015 toàn bộ các DNNN được phê duyệt phương án cổ phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu.
Như vậy, toàn bộ các hoạt động liên quan đến cổ phần hóa DNNN mới chỉ đang nhúc nhích, chứ chưa có tăng tốc.
Song, đánh giá về thực trạng trên, Bộ Tài chính khẳng định: “Tiến độ này là chuyển biến đáng kể so với các năm gần đây”.
Cổ phần hóa DNNN vài năm trước đây đã gặp bế tắc khi mỗi năm chỉ cổ phần hóa được vài chục doanh nghiệp.
Không như thời kỳ chứng khoán suy giảm hồi năm 2008, người ta đã không còn nhiều lý do để giải thích cho sự chậm trễ này, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam luôn được hãng tin tài chính Bloomberg xếp trong tốp những thị trường tốt nhất thế giới.
Theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt, có tới 432 DNNN phải hoàn thành cổ phần hóa trong 2 năm 2014-2015, như vậy, bình quân phải cổ phần hóa được 216 doanh nghiệp mỗi năm.
Nếu so với mục tiêu trên, thì chương trình cổ phần hóa DNNN khó mà có thể thành công nếu tiếp tục với tốc độ hiện tại.
Bộ Tài chính có nêu ra vài khó khăn vướng mắc. Chẳng hạn như đối tượng cổ phần hóa hiện nay hầu hết là doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, tài chính phức tạp nên cần nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý. Một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa chỉ đạo quyết liệt và tích cực tổ chức triển khai phương án sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn.
Những nguyên nhân như vậy thì đã được nêu ra hàng thập kỷ nay.
Đã đến lúc cần thúc đẩy cổ phần hóa bằng phương châm “ai chần chừ, mời làm việc khác” như Thủ tướng đã nêu đầu năm nay.
Bởi một khi cải cách DNNN không thành công, thì nó sẽ làm cho giới đầu tư không tin tưởng vào chương trình cải cách tổng thể của Việt Nam.
Hiện tại, khu vực DNNN đang sử dụng 70% đất đai, 70% viện trợ phát triển chính thức ODA trong khu vực sản xuất kinh doanh, 60% tín dụng của nền kinh tế. Tuy nhiên, khu vực này chỉ đóng góp hơn 32% GDP của cả nước, theo ông Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Nguồn lực được phân bổ lệch lạch như vậy vào khu vực kinh tế này, thì nền kinh tế khó mà phát triển lành mạnh được.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy