Trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/12, nhóm cổ phiếu bất động sản lại tiếp tục có chuỗi tăng giá ấn tượng với nhiều mã thậm chí tăng lên giá trần.
Trong đó, VHM của Vinhomes dù chỉ tăng 3% trong ngày hôm nay nhưng trở thành mã có đóng góp tích cực nhất với hơn 2,8 điểm cho chỉ số, nhờ tỷ trọng vốn hóa lớn.
Bên cạnh đó các mã DIG của DIC Corp, NVL của Novaland, KBC của Kinh Bắc, TCH của Hoàng Huy và NLG của Nam Long đều là các mã bất động sản lớn nằm trong top 10 mã có tác động tốt nhất lên VN-Index hôm nay.
Top cổ phiếu có tác động lớn nhất lên chỉ số phiên 21/12. Nguồn: VNDirect.
Không chỉ có các cổ phiếu vốn hóa lớn diễn biến tích cực mà nhiều mã bất động sản có quy mô vốn hóa vừa và nhỏ cũng tăng mạnh, thậm chí tăng hết biên độ với lượng dư mua lớn.
Điển hình như CII tiếp tục tăng trần lên đỉnh lịch sử 41.150 đồng/cổ phiếu nhờ hưởng lợi từ thông tin sở hữu quỹ đất hàng đầu tại khu đô thị Thủ Thiêm. Thanh khoản mã này cũng đạt hàng chiệu triệu đơn vị mỗi phiên và dư mua trần hôm nay.
Hàng loạt mã bất động sản ở nhóm vốn hóa trung bình và thấp cũng trong trạng thái tím trần đáng kể như CEO, HAR, LDG, QCG, PVL, SAM, LGL, BVL... với mức dư mua giá trần từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu cổ phiếu.
Không chỉ tăng mạnh về thị giá, thanh khoản nhóm này cũng đã tăng đáng kể nhờ thu hút một lượng tiền lớn của nhà đầu tư. Tuy nhiên dòng tiền chỉ chủ yếu chạy vào các mã có vốn hóa vừa và nhỏ, mang tính đầu cơ cao.
Hàng loạt cổ phiếu bất động sản tăng trần phiên 21/12. Bảng giá SSI.
Trở lại với thị trường chung, VN-Index kết phiên chỉ tăng nhẹ 1,41 điểm (0,1%) lên mức 1.478,74 điểm. Lực kéo chính cho chỉ số hôm nay bên cạnh bất động sản còn có sự góp sức của nhóm phân bón khi DPM tăng trần và DCM cũng tăng gần hết biên độ.
Ở chiều ngược lại, lực cản lớn nhất kéo lùi chỉ số đến từ biến động tiêu cực ở một số cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, HPG, VIC, cùng nhóm ngân hàng và chứng khoán.
Trên sàn niêm yết HNX chỉ số đại diện cũng chỉ tăng nhẹ 0,09% lên trên 455 điểm. Chỉ số UPCoM-Index chốt phiên tăng 0,32% đạt 111,37 điểm. Độ rộng thị trường khá cân bằng khi số mã giảm xấp xỉ số mã tăng giá.
Thanh khoản toàn thị trường không có nhiều biến động so với mức đầu tuần. Tổng giá trị khớp lệnh chỉ nhích nhẹ so với hôm qua lên 31.709 tỷ đồng; trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE đạt 26.883 tỷ đồng, tăng 1,1%.
Khối ngoại hôm nay lại mua ròng khoảng 50 tỷ đồng ở sàn HoSE và ngược lại bán ròng 180 tỷ đồng ở sàn HNX. Điều này chủ yếu do các nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh cổ phiếu CEO mà gom vào cổ phiếu VHM.
Diễn biến tăng nhẹ của thị trường chứng khoán trong nước là khá khác biệt so với thị trường quốc tế. Hôm qua chứng khoán Mỹ đồng loạt đi xuống do lo ngại số ca nhiễm Omicron tăng vọt trên toàn cầu.
Trong đó, Dow Jones sụt 433 điểm (tương đương 1,2%) và thủng mốc 35.000 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,1% hay Nasdaq Composite mất 1,2%.
Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,81%, Topix giảm 1,66%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 1,07%, Shenzhen Component giảm 2,007%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,93%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,81%...
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy