Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày 9/5 trong sắc đỏ trước áp lực bán mạnh ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu lao dốc và điều này tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán trở lại sau kỳ nghỉ lễ với biến động khá tiêu cực. Tuần vừa rồi, dù chỉ giao dịch trong 3 phiên (4-6/5). Chỉ số chính lao dốc ngay phiên mở cửa trở lại, sau đó hồi phục và lại giảm mạnh cuối tuần. Dòng tiền mất hút khiến các chỉ số tiếp nối tuần giảm điểm thứ 5 liên tiếp.
VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần trước (7/5) ở mức 1.329,26 điểm, tương ứng giảm 37,54 điểm (2,75%) so với phiên cuối tuần trước.
Trước phiên giao dịch đầu tuần này (9/5), các đơn vị phân tích tin rằng diễn biến thị trường đang thiếu ổn định, do đó cần thời gian để cân bằng cung cầu ở vùng giá đủ hấp dẫn.
Đúng như dự báo, ngay khi mở cửa, chỉ số đã lao dốc mạnh và nhanh chóng thủng mốc 1.300 điểm, có thời điểm giảm tới 44 điểm. Áp lực bán mạnh ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu lao dốc và điều này tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư.
Ở nhóm bán lẻ, ngay từng lúc đầu phiên sáng FRT và PET đều bị kéo xuống mức giá sàn. Đến 11h, MWG giảm 4,5%, PNJ giảm 4,8%, DGW giảm sàn.
Tại nhóm chứng khoán, VND giảm đến 6,5% xuống 25.250 đồng/cổ phiếu, giảm 6,7%, SSI giảm gần 6%, VCI, ARG giảm sàn... Các mã vốn hóa lớn như GVR, BCM, PLX, VPB, CTD, FPT... cũng đua nhau lao dốc.
Tính tới 11h15, nhóm cổ phiếu trụ VN30 không có mã nào tăng giá. Chỉ số đại diện nhóm này giảm 37 điểm còn VN-Index đang giảm 43 điểm.
Nhóm tài chính đang tác động tiêu cực nhất tới thị trường phiên 9/5. (Ảnh: FireAnt)
Hàng loạt mã chứng khoán thuộc các nhóm đầu cơ vẫn tiếp tục bị bán tháo. Mở cửa sáng 9/5, các mã có thanh khoản thuộc "họ FLC" đã giảm sàn hàng loạt. Chỉ có ART và ADM không giảm sàn song cũng đã sát mức sàn.
Tập đoàn FLC mới đây đã gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HoSE tài liệu bổ sung 51 nghị quyết của HĐQT về giao dịch với các bên liên quan từ năm 2018 đến tháng 5/2021.
Một trong 51 nghị quyết được công bố có tài liệu do cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết ký từ tháng 11/2020, thông qua việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của FLC và Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes để thay nghĩa vụ trả nợ của Tập đoàn FLC cùng các công ty con, công ty liên kết tại Ngân hàng Phương Đông (OCB).
Theo đó, tòa nhà tại 265 Cầu Giấy, Hà Nội, vốn là nơi đặt trụ sở FLC, Bamboo Airways đã được sử dụng để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ bao gồm toàn bộ dư nợ gốc, lãi, dư nợ quá hạn (nếu có) của FLC, FLC Faros, FLCHomes, Bamboo Airways tại OCB.
Tòa nhà này do FLC xây dựng từ năm 2015, tổng vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng và đưa vào sử dụng từ giữa năm 2019; gồm 38 tầng nổi, 4 tầng hầm, diện tích sử dụng hơn 100.000 m2.
Sau khi gán nợ, FLC thuê lại một phần tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại này từ chính OCB để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn và các bên thứ ba do FLC chỉ định.
Cổ phiếu họ Louis cũng trong tình trạng tương tự khi TGG, BII, SMT, LDP cũng xuất hiện giá sàn. Nhóm cổ phiếu Apec như APS và API rơi mạnh, cổ phiếu nhóm Licogi còn mất khoảng 9-15% do có biên độ lớn hơn vì giao dịch tại sàn UPCoM.
Tòa nhà tại 265 Cầu Giấy, Hà Nội, vốn là nơi đặt trụ sở FLC, Bamboo Airways đã được sử dụng để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ. (Ảnh: Hữu Thắng)
Cổ phiếu nhóm DNP Corp không ngoài vòng xoáy khi NVT và VC9 giảm kịch sàn. Tính tới 11h20, HUT bốc hơi 8,2% và DNP rơi 6,8%. Cổ phiếu họ Gelex ghi nhận GEX giảm sàn, các mã VGC, PXL, SCI rơi sát giá sàn. Áp lực bán cũng đẩy HQC của Địa ốc Hoàng Quân giảm sàn, HAG mất hơn 5%,
Nhóm cổ phiếu "vua" - ngân hàng giảm mạnh. Đến 11h30, BID là mã tác động xấu nhất tới thịt trường. Nhóm ngân hàng còn VPB, TCB, MBB, VCB… giảm mạnh và nằm trong top những mã tiêu cực nhất tới thị trường. Nhóm ngân hàng chỉ có duy nhất NVB giữ được sắc xanh tuy tăng chưa tới 1%, còn lại tất cả đều đỏ lửa.
Các cổ phiếu thuộc nhóm logistic lao dốc đồng loạt. AHA, AGM, VOS, TMS, PIT, VSC… giảm sàn. Cổ phiếu hóa chất diễn biến tương tự, DCM, DGC, DPM… giảm sàn.
Các mã bất động sản cũng bị phủ bóng sắc đỏ hàng loạt với nhiều mã giảm kịch sàn như FCN, HDG, HBC, TTB, DXG, DPG, LHG, SCR, ITC… VHM của Vinhomes giảm 2,3% và VIC giảm 2,2% là các mã tác động xấu tới thị trường.
Trái ngược với đà báo tháo của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại gom mạnh trở lại sau phiên bán mạnh cuối tuần trước (7/5). DGC, VHM được mua ròng gần 50 tỷ đồng, HPG được mua trên 21 tỷ đồng, SSI được mua 20 tỷ đồng… Vẫn có một số mã bị bán như GEX, NVL, VCB…
Thanh khoản thị trường sụt giảm. Tính đến 11h45 sáng, thanh khoản sàn HoSE chỉ đạt hơn 10.200 tỷ đồng, tại nhóm VN30, thanh khoản đạt 4.000 tỷ đồng. VN-Index giảm 47,23 điểm, tương ứng 3,55% xuống 1.282,03 điểm.
Chứng khoán BIDV cho rằng VN-Index đang trong quá trình kiểm tra đáy ngắn hạn, do đó cần có thời gian để ổn định và thu hút dòng tiền trở lại trước khi có những sự hồi phục rõ ràng. Trong khi đó, Chứng khoán Đông Á dự báo VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh trong những phiên giao dịch tiếp theo, chờ đợi cung cầu sẽ cân bằng hơn ở vùng giá đủ hấp dẫn. Chứng khoán MBS cũng khuyến nghị nhà đầu tư nên hạn chế lướt sóng khi biến động của thị trường đang tăng lên, không bình quân giá xuống và hạ tỉ trọng margin về mức an toàn.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy