Để đảm bảo cổ phiếu về đúng giá trị thực, minh bạch thông tin trên thị trường, CFV đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HNX tiến hành kiểm tra các cá nhân thực hiện giao dịch dẫn tới việc biến động tăng trần bất thường của CFV.
CFV nhận định việc cổ phiếu liên tục tăng trần với khối lượng giao dịch thấp như vậy là điều bất thường (tất cả các phiên tăng trần đều chỉ có 1 lệnh mua và bán giá trần trong phiên). Công ty nghi ngờ một số cá nhân lợi dụng lỗ hổng của thị trường chứng khoán để tác động đến giá cổ phiếu vì động cơ cá nhân.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay (16/9), CFV tăng trần lên 91.300 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản tăng đột biến, với 1.864 cổ phiếu trao tay, giá trị 169 triệu đồng, cao nhất trong 1 năm qua. Thông thường, các phiên giao dịch thời gian qua của CFV chỉ có thanh khoản 100 – 300 cổ phiếu.
Về diễn biến giao dịch phiên cuối tuần, VN-Index đóng cửa giảm hơn 11 điểm. Hôm nay là ngày các quỹ ETF hoàn thành tái cơ cấu danh mục. Giá trị giao dịch tăng mạnh trong phiên ATC.
Các cổ phiếu thuộc danh mục chỉ số FTSE Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF (FTSE ETF) và MVIS Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF) biến động mạnh. Các cổ phiếu được tăng tỷ trọng như VRE, VNM, PVD... đồng loạt tăng giá mạnh; trong khi đó các mã bị giảm tỷ trọng cũng như bị loại như STB, DXG, HSG... giảm sâu.
Theo ước tính từ SSI Research, tổng hợp giao dịch các quỹ, ước tính HAG được mua nhiều nhất 4,46 triệu cổ phiếu, DGC 3,24 triệu cổ phiếu, VHM 2,59 triệu cổ phiếu, SSB 2,1 triệu cổ, VND 2 triệu cổ. Các mã khác cũng được mua từ 1 đến 1,7 triệu cổ gồm SSI, VRE, SHB, POW, VCB.
Ở chiều ngược lại, STB bị bán nhiều nhất 9,4 triệu cổ phiếu, HDB 9,3 triệu cổ phiếu, HPG 7,8 triệu cổ, HSG 5,6 triệu cổ, DXG 2,57 triệu cổ. SHS, KBC, VJC, CEO, APH, VCG cũng bị bán ra hơn 1 triệu cổ phiếu trong kỳ cơ cấu lần này.
Ngoại trừ phiên ATC thanh khoản đột biến, thời gian còn lại của phiên giao dịch tương đối ảm đạm. Áp lực bán bao phủ hầu hết nhóm ngành, nỗ lực ngược dòng của một số bluechip VN30 không đủ để đỡ chỉ số chính.
Ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số là VIC, HPG, GVR, CTG, VCB, MWG, VHM, TCB, GAS, EIB. 10 mã kể trên lấy đi của VN-Index hơn 7 điểm. Tại rổ VN30, sắc đỏ lấn át rõ rệt, 22 cổ phiếu giảm giá, trong khi chỉ có 7 mã tăng. KDH giảm mạnh nhất 4,5%. Các mã SSI, HPG, CTG, MWG, STB, GVR giảm 2-3%. Ngược lại, 10 mã tích cực nhất chỉ đóng góp được 1,6 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 11,63 điểm (-0,93%) xuống 1.234,03 điểm. HNX-Index giảm 6,81 điểm (-2,43%) xuống 272,88 điểm. UPCoM-Index giảm 0,81 điểm (-0,9%) xuống 89,46 điểm. Thanh khoản tăng mạnh, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE tăng 48,8% lên 14.545 tỷ đồng. |
Tác giả: Việt Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy