Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu SCG
CTCK MB (MBS)
CTCP Xây dựng SCG (SCG) là doanh nghiệp xây dựng hàng đầu ở Việt Nam với hàng loạt các dự án lớn và nổi tiếng nhờ ứng dụng các giải pháp thi công hiện đại trên nền tảng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực xây dựng, phát triển mạnh giải pháp BIM để nâng cao hiệu quả mô hình tổng thầu (Build & MEP) và tổng thầu D&B.
Đồng thời, mục tiêu của SCG là triển khai những công trình cao tầng và siêu cao tầng, hệ thống các khu công nghiệp, cầu cảng, Metro…, các dự án tầm cỡ khu vực được Nhà nước và Chính phủ tin tưởng giao thầu.
Mặc dù các doanh nghiệp xây dựng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh và giá vật liệu xây dựng tăng mạnh nhưng việc Chính Phủ thúc đẩy đầu tư công, đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành xây dựng trong 5 năm tới.
Giá trị Backlog mà SCG đã ký với khách hàng đã đạt hơn 27,938 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, lợi thế cạnh tranh của SCG còn đến từ tiềm năng mạnh mẽ của 2 công ty con Sunshine – Design (chuyển nhượng ngày 16/09) và S-Decoro (chuyển nhượng ngày 22/10).
Kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2021: doanh thu thuần đạt 2.092,3 tỷ đồng (tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế đạt hơn 125 tỷ đồng (tăng 3 lần), qua đó EPS đạt 2.168 đồng. Cho cả năm 2021, SCG có khả năng hoàn thành 70,8% kế hoạch doanh thu và 80% mục tiêu lợi nhuận.
Chúng tôi xác định giá mục tiêu của cổ phiếu SCG trong 12 tháng tới bằng việc sử dụng phương pháp chiết khấu FCFE và phương pháp so sánh P/E để xác định giá trị hợp lý tại 100.700 đồng. Đồng thời, khuyến nghị mua cổ phiếu SCG.
Khuyến nghị nhà đầu tư chốt lãi tại ngưỡng 60.5
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu TIP của CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa đang hình thành xu hướng tăng giá khá tích cực sau khi tích lũy ngắn hạn quanh ngưỡng đáy 23.0.
Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, ủng hộ xu hướng tăng giá.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 52.2, chốt lãi tại ngưỡng 60.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 50.8.
Khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu STK
CTCK Phú Hưng (PHS)
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần của CTCP Sợi Thế kỷ (STK) đạt 1.545,6 tỷ đồng (tăng 29,2% so với cùng kỳ năm ngoái), hoàn thành 65% kế hoạch năm 2021, trong khi đó, lợi nhuận sau thuế tăng 171% lên 203 tỷ đồng, hoàn thành 82% kế hoạch năm 2021 nhờ giá sợi trung bình tăng 43%.
Sợi tái chế là động lực tăng trưởng doanh thu, chiếm 54% doanh thu thuần 9 tháng 2021, tương đương 833 tỷ đồng (tăng 83%) nhờ định hướng của công ty phát triển sợi tái chế và nhu cầu sử dụng sợi tái chế của các nhãn hàng gia tăng.
Chiến lược phát triển sợi tái chế tạo động lực tăng trưởng dài hạn: Xu hướng các nhãn hàng thời trang lớn đang chuyển dịch sang sản xuất các sản phẩm dệt may thân thiện với môi trường với những tính năng nổi trội đã tạo ra nhu cầu ngày càng cao cho sản phẩm sợi tái chế. Hơn nữa, do biên lợi nhuận mảng sợi nguyên sinh ngày càng thu hẹp, STK có chiến lược giảm tỷ trọng sợi nguyên sinh và tăng tỷ trọng sợi tái chế lên 100% doanh thu vào năm 2025, tạo động lực tăng trưởng cho Công ty
Dự án liên minh Sợi – Vải – May gia tăng cơ hội hưởng lợi gián tiếp từ CPTPP: STK đã thành lập liên minh từ sợi đến may mặc với đối tác dệt và đối tác may. Đối tác dệt khởi công xây dựng trước vào năm 2020, tiếp theo STK sẽ khởi công xây dựng nhà máy sợi vào năm 2022.
CPTPP yêu cầu các công đoạn từ sợi trở đi phải được thực hiện ở các nước thành viên CPTPP. Do đó, để hưởng lợi từ CPTPP, các doanh nghiệp may và dệt nhuộm sẽ ưu tiên sợi sản xuất trong nước. Hơn nữa, với chủ trương phát triển chuỗi cung ứng dệt nhuộm may nội địa của nhà nước, nhu cầu sợi nội địa có tiềm năng gia tăng trong tương lai.
Dự án nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex sẽ giúp STK đón đầu xu hướng thời trang xanh. Nhà máy mới tại Tây Ninh với tổng công suất là 60.000 tấn/năm, gấp đôi công suất hiện tại, được chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1: 36.000 tấn/năm; giai đoạn 2: 24.000 tấn/năm).
Nhà máy khởi công xây dựng giai đoạn 1 từ năm 2021. Năm 2023, nhà máy sẽ đưa vào hoạt động giai đoạn 1 và khởi công xây dựng giai đoạn 2. Đến năm 2025 thì hoàn thành giai đoạn 2. Nhà máy tập trung sản xuất sợi tái chế, sợi chất lượng cao, và sợi đặc biệt. Chúng tôi ước tính doanh thu của STK sẽ tăng mạnh khoảng 32,9% trong năm 2023 lên 3,283 tỷ đồng, và đạt tốc độ CAGR là 17,2% trong giai đoạn 2021-2025.
Dù giãn cách xã hội buộc STK phải giảm công suất sản xuất, nhưng công ty vẫn gặt hái được kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2021. Sang năm 2022, chúng tôi cho rằng STK sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng phát triển bền vững ngày càng tăng tốc của ngành dệt may.
Chúng tôi ước tính doanh thu thuần của STK trong năm 2022 đạt 2.472 tỷ đồng (tăng 14,9% so với năm trước), trong khi lợi nhuận sau thuế của STK trong năm 2022 đạt 302 tỷ đồng (tăng trưởng 7,9%). Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý cho cổ phiếu STK là 61.500 đồng/cổ phiếu (-0.4% so với giá hiện tại). Do đó đưa ra khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu này.
Rủi ro: (1) Rủi ro lớn nhất của STK là rủi ro nguồn nguyên liệu. Ngoài ra công ty còn có những rủi ro sau: (2) Rủi ro về từ dịch Covid-19; (3) Rủi ro tỷ giá hối đoái; (4) Rủi ro pha loãng.
Tác giả: N.T
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy