Dòng sự kiện:
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 26/4
26/04/2022 05:44:16
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 26/4 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị tích cực cổ phiếu GDT với giá mục tiêu 65.425 đồng/CP

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị Outperform đối với GDT của CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành và giữ nguyên giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp DDM ở mức 65.425 đồng/cổ phiếu (Upside: 27,3%).

Ở mức giá hiện tại, GDT đang giao dịch ở mức P/E là 10,1x (năm 2022) và 9,4x (giữa năm FY23), hấp dẫn so với 12,0 lần của mức trung bình 1 năm trước đây, với cả catalyst ngắn hạn và dài hạn. Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong các quý tới, trong khi việc mua lại thành công mảng kinh doanh đồ nội thất sẽ mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới rõ ràng trong dài hạn.

Chúng tôi cũng ưa thích GDT với ROE ưu việt, bảng cân đối kế toán và dòng tiền hoạt động mạnh mẽ cũng như lợi tức cổ tức hấp dẫn, và triển vọng thanh khoản cải thiện của cổ phiếu, chúng tôi kỳ vọng sẽ giúp GDT thúc đẩy việc đánh giá lại định giá hơn nữa.

Khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu TCM

CTCK Phú Hưng (PHS)

Năm 2022, CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM – sàn HOSE) đặt kế hoạch doanh thu đạt 4.182,9 tỷ đồng (tăng 18% so với năm trước), trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 253.8 tỷ đồng (tăng trưởng 77%).

Ban lãnh đạo cho biết động lực tăng trưởng năm 2022 đến từ việc TCM có thể đa dạng hóa sản phẩm từ dệt kim đến dệt thoi, đa dạng hóa thị trường, phát triển thị trường EU và châu Á, cải tổ quy trình sản xuất, tái thiết kế quy trình kinh doanh đối với toàn bộ chuỗi giá trị để có thể sản xuất nhanh hơn, với chất lượng tốt hơn và chi phí thấp hơn thông qua sự hỗ trợ của E-land.

Trong năm nay, TCM sẽ tăng vốn điều lệ lên 820 tỷ đồng, thông qua chia cổ tức 15%. Thời gian thực hiện dự kiến vào tháng 6/2022.

Kết quả kinh doanh quý I/2022, TCM ghi nhận doanh thu đạt hơn 47 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước và lãi sau thuế hơn 3 triệu USD, tăng 17%.

Chúng tôi tin rằng nhà máy Vĩnh Long 2 và sự cải tổ quy trình làm việc và sản xuất sẽ tạo sức bật cho kết quả kinh doanh năm 2022 của TCM, trong bối cảnh nhu cầu dệt may tích cực tại các thị trường lớn của TCM (Mỹ, Nhật, Hàn Quốc – đóng góp 63% doanh thu).

Qua đó, chúng tôi duy trì ước tính doanh thu đạt 4.318 tỷ đồng (tăng 22,1% so với năm trước), và lợi nhuận sau thuế đạt 264 tỷ đồng (tăng trưởng 83,7%). Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, chúng tôi duy trì mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu TCM 80.800 đồng/cổ phiếu (+2% so với giá hiện tại). Do đó đưa ra khuyến nghị Giữ cho cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Rủi ro về nguồn cung lao động; (2) Rủi ro lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu; (3) Rủi ro tỷ giá hối đoái; (4) Rủi ro cạnh tranh; (5) Rủi ro khoản phải thu; (6) Rủi ro nguồn nguyên liệu; (7) Rủi ro pha loãng.

Tác giả: N.T

Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến