Chứng khoán BIDV (BSC) mới đây đưa ra khuyến nghị đây là thời điểm thích hợp để mua cổ phiếu Hòa Phát (HPG) với giá trị hợp lý năm 2025 là 37.500 đồng/cp.
Cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát đang có giá 26.950 đồng/cp. Theo Chứng khoán BIDV (BSC), định giá P/B, P/E của HPG đang ở mức thấp so với chu kỳ ngành, trong khi Hòa Phát được dự báo sắp bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ.
Về kết quả kinh doanh, trong quý 3/2024, doanh thu của Hòa Phát đạt hơn 34.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.022 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 51% so với cùng kỳ năm.
Lũy kế 9 tháng, tập đoàn ghi nhận gần 105.000 tỷ đồng doanh thu và 9.210 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 23% và 140% so với cùng kỳ năm. Với kết quả này, Hòa Phát hoàn thành 75% kế hoạch doanh thu và 92% kế hoạch lợi nhuận cả năm nay.
Với tình hình kinh doanh khởi sắc, nhóm phân tích nhấn mạnh đây là thời điểm thích hợp để mua cổ phiếu HPG với giá trị hợp lý năm 2025 là 37.500 đồng/cp, cao hơn gần 40% so với giá đóng cửa phiên giao dịch 7/11. Giá mục tiêu của BSC đã phản ánh triển vọng từ nhà máy Dung Quất 2.
Nhà máy Dung Quất 2 được dự báo sẽ giúp Tập đoàn Hòa Phát tăng quy mô lợi nhuận trong năm 2026 lên từ 1,2 đến 2,4 lần so với năm 2024. Nếu nhà máy Dung Quất 2 hoạt động ổn định với công suất đạt 90%, BSC ước tính lợi nhuận của HPG có thể dao động từ 15.000 - 30.000 tỷ đồng vào năm 2026.
Cổ phiếu của tỷ phú Trần Đình Long đang định giá rẻ.
BSC cho rằng Dung Quất 2 có triển vọng tiêu thụ tốt, dựa trên các luận điểm sau:
Chi phí của Hòa Phát đã cạnh tranh được với Trung Quốc
Theo MySteel, chi phí vận chuyển quặng sắt từ Úc, Brazil và than cốc từ Indonesia về Việt Nam và về Trung Quốc là gần như tương đương. Quặng sắt và than cốc chiếm lần lượt 27% và 37% chi phí sản xuất của lò cao.
Tuy nhiên, Việt Nam có lợi thế lớn đến từ giá cho thuê khu công nghiệp cùng chi phí nhân công rẻ. Đặc biệt, Việt Nam chưa áp dụng các chính sách về môi trường như Trung Quốc (chênh lệch 30 USD/tấn, tương đương 6 - 8% giá thép hiện tại).
Hòa Phát sở hữu hệ thống phân phối lớn trên thị trường nội địa
Trong nước, Hòa Phát đang chiếm khoảng 35 - 40% thị phần thép xây dựng, khoảng 50% đối với thép HRC. Lợi thế về hệ thống đại lý lớn giúp Tập đoàn dễ dàng đẩy sản lượng hơn so với các đối thủ trong nước.
Kỳ vọng Bộ Công Thương sẽ thông qua áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với thép HRC từ Trung Quốc trong quý 2/2025
Trước đó, ngày 26/7/2024, Bộ Công Thương đã quyết định điều tra áp dụng biện pháp CBPG đối với thép HRC có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc. Thời kỳ điều tra từ 1/7/2023 - 30/6/2024. Biên độ chống bán phá giá đề nghị là Ấn Độ ở mức 22,27% và Trung Quốc ở mức 27,83%.
BSC cho rằng có cơ sở để Bộ Công Thương đưa ra áp thuế CBPG đối với thép HRC từ Trung Quốc. Theo số liệu thu thập được, sản lượng thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc ước tính 8 - 9 triệu tấn trong thời gian bị điều tra, gấp lần lượt 3,4 lần và 2,6 lần trong giai đoạn năm 2021 - 2022.
Các bên liên quan đã gửi lại trả lời câu hỏi cho Bộ Công Thương trong tháng 10. BSC kỳ vọng thời gian sớm nhất để có kết luận sơ bộ và áp thuế CBPG tạm thời là quý 2/2025.
Theo BSC, bản chất thép HRC của Việt Nam vẫn đang thiếu cung, việc thông qua áp thuế CBPG thép HRC từ Trung Quốc sẽ tạo điều kiện cho Hòa Phát lấy thêm được thị phần. Ước tính, nhu cầu tiêu thụ thép HRC của Việt Nam vào khoảng 12 - 13 triệu tấn/năm, cao hơn 33% so với tổng công suất hiện tại của Hòa Phát và Formosa (9 triệu tấn/năm).
Thị trường Việt Nam đang thiếu 3 – 4 triệu tấn/năm. Do đó, trong trường hợp áp thuế CBPG thép HRC từ Trung Quốc và Ấn Độ thông qua, Hòa Phát sẽ chiếm được thị phần từ HRC nhập khẩu của Trung Quốc.
Tuy nhiên, lợi nhuận của nhà máy Dung Quất 2 sẽ phụ thuộc vào diễn biến giá thép và giá nguyên vật liệu đầu vào. Hiện tại, tỷ lệ chi phí biến đổi/doanh thu của các nhà máy Hòa Phát dao động ở mức 81,5%. Trong trường hợp diễn biến giá thép tương tự nửa đầu năm 2024, BSC ước tính biên lợi nhuận gộp của Dung Quất 2 ở mức 10 - 12%.
Ngoài ra, các thông tin về tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư 67 tỷ USD cũng đang trở thành một động lực tích cực khác cho Hòa Phát.
Theo Chứng khoán Yuanta, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các ngành liên quan. Đáng chú ý nhất là nhóm sắt thép với tổng giá trị các hạng mục liên quan lên đến 51,8 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1 chiếm 21,5 tỷ USD.
Tác giả: Minh Vy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Giá chếch thép mới nhất
- Lựa chọn bồn cầu treo tường TOTO
- tấm nhựa lấy sáng polycarbonate
- Hướng nhà tuổi 1993
- bột nhũ vàng 24k
- Van Nhập Khẩu THP
- Phú Khang chuyên cung cấp Quạt Ly Tâm
- Sơn chống thấm hồ cá koi màu đen
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói Kiến Vàng
- Tham khảo ngay sofa gỗ óc chó chất lượng tại Ibiz Việt Nam
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy