Chỉ số VN-Index dù đã vượt vùng kháng cự 1.330 điểm, trong khi đó, chỉ số VN30-Index vẫn chưa vượt qua vùng kháng cự. Do đó, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến cổ phiếu nào sẽ “hút” dòng tiền đầu tư trong tháng 8?
Nhìn lại thị trường tuần qua
Tuần qua, các chỉ số chứng khoán trong tuần đều tăng tốt, chấm dứt 3 tuần đầu tháng 7 giảm liên tục. Chỉ số VN-Index đã vượt vùng kháng cự 1.330 điểm. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này với tâm điểm là chỉ số VNSmallcap khi nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ đi lên mạnh nhất thị trường với mức tăng 5,35% và cũng là nhóm “hút” dòng tiền mạnh nhất, với khối lượng giao dịch tăng mạnh hơn 82% so với tuần trước. Các chỉ số chứng khoán còn lại cũng đều đi lên hơn 2%, với khối lượng giao dịch tăng hơn 20% và cho thấy dòng tiền vẫn đang lan tỏa tốt.
Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, thị trường chứng khoán trong nước giảm điểm nhẹ khi chỉ số VN-Index và VN30-Index lần lượt mất 0,3% và 0,65%. Khối lượng giao dịch toàn thị trường tăng 15,52% cho thấy áp lực chốt lời gia tăng sau một giai đoạn tăng khá mạnh từ vùng đáy. Thị trường vẫn chứng kiến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn suy yếu khi giảm mạnh nhất thị trường, trong khi đó nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ vẫn đi lên tăng 0,52%.
TTCK tăng điểm tốt trong tuần trước.
Theo phân tích kỹ thuật của chuyên gia chứng khoán tại Công ty chứng khoán SSI, khả năng thị trường sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh từ một đến hai phiên trong đầu tuần. Vùng hỗ trợ mạnh gần nhất trên chỉ số VN-Index hiện đang nằm tại 1.330 – 1.300 điểm. Với tín hiệu đã đề cập ở trên, chỉ số VN-Index có nhiều khả năng sẽ điều chỉnh về vùng hỗ trợ này trước khi hồi phục trở lại xu hướng tăng.
Trong khi đó, chỉ số VN30-Index vẫn chưa vượt được vùng kháng cự 1.486 mà điều chỉnh giảm trở lại từ mức này nên khả năng điều chỉnh từ một đến hai phiên vào đầu tuần có thể xảy ra. Vùng hỗ trợ mạnh gần nhất trên chỉ số VN30-Index hiện đang nằm tại vùng 1.466 - 1.430 điểm. Nhiều khả năng chỉ số sẽ điều chỉnh về vùng hỗ trợ này trước khi hồi phục trở lại xu hướng tăng điểm.
Những yếu tố tác động lên thị trường tháng 8
Đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 diễn ra vào tháng 4 nhưng đỉnh điểm phát sinh ca mắc mới lại rơi vào tháng 7, do đó đây là yếu tố tác động mạnh lên tâm lý nhà đầu tư trong những tuần qua. Tuy nhiên, những ngày gần đây, số lượng ca mắc mới tăng chậm dần, đi cùng với đó là tăng cường tiêm vaccince của các địa phương đã giúp thị trường tăng điểm tích cực trở lại trong tuần qua. Dòng tiền lớn đã quay lại thị trường, giúp thị trường hình thành vùng tích lũy và giúp VN-Index đã có những 9 phiên tăng điểm tích cực liên tiếp vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8.
Mô hình tăng trưởng của TTCK trong tháng 8 được SSI dự báo.
Trong phiên giao dịch ngày 5/8, chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng 1.340 điểm và khối lượng tích cực tăng lên vượt đường trung bình 20 ngày. SSI nhận định, trong thời gian tới, VN-Index sẽ hướng đến vùng mục tiêu gần 1.375 điểm, trước khi hướng về vùng điểm cũ là 1.420 điểm trong tháng 8. Kịch bản này được đặt ra trong điều kiện Việt Nam dần kiểm soát được dịch bệnh, tăng tỷ lệ tiêm phòng vaccince cho người dân.
Tuy nhiên, SSI cũng đưa ra một kịch bản thận trọng hơn, đó là: Việt Nam cần thêm một thời gian để kiểm soát dịch bệnh, do đó, VN-Index sẽ điều chỉnh xuống dưới mức 1.340 điểm về 1.300 điểm
Khuyến nghị của SSI, cơ hội gia tăng giá cổ phiếu sẽ đến từ một trong 2 trường hợp đó là: VNIndex vượt 1.340 điểm đi kèm với khối lượng giao dịch tăng lên vượt đường trung bình 50 ngày. Hoặc VNIndex điều chỉnh trở lại về gần 1.300 điểm. Nhóm các cổ phiếu sẽ dẫn đắt thị trường trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ là các cổ phiếu trung bình và nhỏ có kết quả kinh doanh quý 2 khởi sắc với sự hỗ trợ từ dòng tiền ngày càng mạnh mẽ của nhà đầu tư cá nhân. Đồng thời, các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ giá hàng hóa tăng đó là bất động sản và chứng khoán.
Yếu tố vĩ mô, lạm phát trong năm 2021 dự kiến vẫn sẽ duy trì thấp hơn so với lạm phát mục tiêu của Chính phủ là 4% tạo không gian cho chính sách tiền tệ có thể tiếp tục duy trì nới lỏng. Khả năng đẩy mạnh đầu tư công trong nửa cuối năm 2021 với kỳ vọng giải ngân trong quý 3 sẽ tăng khoảng 25% so với cùng kỳ sẽ tạo ra sự hỗ trợ cần thiết cho tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu sẽ bước vào cao điểm trong nửa cuối 2021, giúp cải thiện dần cán cân thương mại.
Lợi nhuận của các công ty niêm yết trong quý 3/2021 có thể chậm lại so với nửa đầu năm, tiêu biểu ở nhóm Ngân hàng tuy nhiên về dài hạn bức tranh tăng trưởng vẫn tích cực. VNIndex khả năng sẽ thử thách lại đỉnh cũ 1.420 điểm trong tháng 8. Trong khi đó, các vùng hỗ trợ gần dành cho chỉ số lần lượt 1.340 điểm và 1300 điểm, và xa hơn là 1.261 điểm trong trường hợp dịch bệnh diễn biến xấu ngoài tầm kiểm soát.
Nhóm 12 cổ phiếu được khuyến nghị tích lũy tại các nhịp điều chỉnh trong tháng 8 là: PLC, SGP, IDC, DGW, NKG, TCB, MBB, TPB, DRC, HAH, VHM, QNS.
Tác giả: Thời Nguyễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy