Tạm kết phiên sáng, VN-Index tăng hơn 13 điểm lên 961 điểm. Tác động tích cực nhất đến VN-Index là nhóm cổ phiếu lớn. Chỉ số đại diện rổ vốn hóa lớn VN30 còn tăng mạnh hơn VN-Index. 25/30 cổ phiếu của nhóm này tăng giá.
Nhóm ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt, với các đầu kéo mạnh nhất là BID, VCB, CTG. CTG tăng sát giá trần 6,4% lên 24.200 đồng/cổ phiếu. Nhiều mã ngân hàng khác như STB, ACB, BID, TCB, MBB cũng tăng với biên độ lớn.
Rổ VN30 ngập sắc xanh, chỉ số đại diện còn tăng mạnh hơn VN-Index.
Tại rổ VN30, khoảng 30% cổ phiếu tăng trần 3%. VN30-Index tăng gần 20 điểm trong phiên sáng. Trong diễn biến tích cực trên thị trường, nhóm bất động sản nhen nhóm phục hồi. Sắc xanh đã xuất hiện lại ở KDH, GEX, CEO, KBC, HDG... Cả 3 cổ phiếu họ Vingroup là VIC, VHM, VRE cùng tăng giá.
Trong khi đó, DRH, HTN, PDR, NVL, DXS, IDI vẫn chưa thoát nằm sàn. NVL có phiên nằm sàn thứ 7 liên tiếp, còn PDR cũng đã bước sang phiên thứ 6 lao dốc kịch sàn.
Sau NVL đã thực hiện giải trình, nhiều doanh nghiệp khác cũng phải thực hiện yêu cầu tương tự từ HoSE, vì cổ phiếu 5 phiên giảm sàn liên tục. Các doanh nghiệp gồm CTCP chứng khoán FPT (mã chứng khoán: FTS), Tổng công ty CP đầu tư phát triển xây dựng (DIG), CTCP Thép Nam Kim (NKG), CTCP phát triển bất động sản Phát Đạt (DPR), CTCP kinh doanh và phát triển Bình Dương (TDC), CTCP tập đoàn Yeah1 (YEG).
Đến nay đã có FTS thực hiện giải trình. FTS cho biết công ty vẫn hoạt động bình thường, không có biến động hoặc sự kiện đặc biệt. Giá cổ phiếu giảm sản 5 phiên liên tiếp diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm mạnh trong một tuần gần đây.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu FTS bắt đầu lao dốc mạnh kể từ cuối tháng 8. Từ mức giá 39.800 đồng/cổ phiếu cuối phiên 25/8, giá cổ phiếu FTS hiện chỉ còn 15.450 đồng/cổ phiếu vào sáng nay, mất giá hơn 60%.
Thanh khoản phiên sáng nay tương đương hôm qua, giá trị khớp lệnh HoSE hơn 4.500 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng mạnh 874 tỷ đồng trên HoSE, tập trung vào STB, VHM, HPG...
Thị trường chứng khoán Mỹ đã có một phiên tăng mạnh nhất kể từ năm 2020 khi nhà đầu tư gia tăng hy vọng lạm phát đã đạt đỉnh sau báo cáo giá tiêu dùng tháng 10 hạ nhiệt. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của Mỹ chỉ tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 1 và chậm đáng kể so với mức tăng 8,2% trong tháng trước.
Chốt phiên ngày 10/11, chỉ số Dow Jones tăng mạnh 1.201,43 điểm, tương đương 3,7%, lên 33.715,37 điểm. Đây là mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ khi thị trường rơi vào xu hướng giảm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 5,54% lên 3.956,37 điểm, đánh dấu đợt phục hồi lớn nhất kể từ tháng 4/2020. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 7,35%, đóng cửa ở mức 11,114,15 điểm, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2020. Tại khu vực châu Á, chỉ số đại diện của nhiều thị trường cũng đồng loạt tăng.
Tác giả: Việt Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy