Hưởng ứng diễn biến tích cực từ thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ sau báo cáo lạm phát tiêu dùng, chứng khoán Việt mở cừa với sắc xanh nở rộ. Thanh khoản cũng cải thiện đáng kể so với những phiên gần đây.
Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường khi có đến 7/10 cổ phiếu ảnh tưởng tích cực đến chỉ số VN-Index, bao gồm BID, VCB, CTG, TCB, MBB, VPB và ACB. Tổng cộng, nhóm 10 cổ phiếu này mang về đến 8,93 điểm tăng.
Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 16/5, VN-Index tăng 12,9 điểm, tương đương 1,03% lên 1.267,29 điểm. Toàn sàn có 292 mã tăng và 98 mã giảm.
Diễn biến chỉ số VN-Index ngày 16/5 (Nguồn: FireAnt).
Bước sang phiên chiều, thị trường tiếp tục duy trì đà tích cực dưới sự dẫn dắt của cổ phiếu ngân hàng. Có thời điểm VN-Index vượt mốc 1.270 điểm trước khi hạ nhiệt về cuối phiên.
Kết thúc giao dịch ngày 16/5, VN-Index tăng 14,39 điểm, tương đương 1,15% lên 1.268,78 điểm. Toàn sàn có 300 mã tăng và 129 mã giảm, 80 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 1,24 điểm lên 240,02 điểm. Toàn sàn có 113 mã tăng, 73 mã giảm và 57 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,6 điểm lên 92,7 điểm. Riêng rổ VN30 có 24 mã tăng giá.
Cổ phiếu “vua” chính thức trở lại đường đua khi nhóm ngân hàng có 9/10 mã kéo tăng điểm thị trường. Đứng đầu là anh cả VCB khi đóng góp 2,2 điểm vào chỉ số, theo sau lần lượt là TCB, BID, CTG, LPB, VPB, MBB, ACB, HDB. Riêng 9 mã này đã đóng góp tổng cộng 9,5 điểm tăng của thị trường. Cả nhóm chỉ có duy nhất 1 mã giảm điểm là VBB, 2 mã tham chiếu là ABB và SGB.
Diễn biến tích cực này xuất hiện sau thông tin Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo Thông tư 02 sửa đổi đề xuất kéo dài thêm 6 tháng thời gian cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hết ngày 31/12/2024.
Ông lớn HPG duy trì đà tăng tích cực và là mã còn lại trong top 10 ảnh hưởng tích cực đến thị trường với mức đóng góp gần 0,6 điểm. Kết phiên, mã này tăng 1,28% lên 31.600 đồng/cổ phiếu và vẫn ở mức cao nhất 2 năm trở lại đây. Vốn hoá của HPG được đẩy lên mức 183.747 tỷ đồng, củng cố vị trí doanh nghiệp tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt.
Sau đà tăng tích cực, cổ phiếu MWG có phần hụt hơi khi giảm 1,48% về 59.900 đồng/cổ phiếu và đứng đầu đà giảm của thị trường khi lấy đi hơn 0,3 điểm. Điểm sáng là MWG vẫn được khối ngoại quan tâm và mua ròng 211 tỷ đồng trong phiên hôm nay.
Những mã tác động đến thị trường.
Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên hôm nay ở mức 26.046 tỷ đồng, tăng 3% so với hôm qua, trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE đạt 22.694 tỷ đồng. Tại nhóm VN30, thanh khoản đạt 10.141 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng phiên thứ 2 với giá trị 6,3 tỷ đồng phiên hôm nay, trong đó khối này giải ngân 1.928 tỷ đồng và bán ra 1.922 tỷ đồng.
Những mã bị đẩy bán mạnh nổi bật là VHM 193 tỷ đồng, PVD 105 đồng, MBB 88 tỷ đồng, CTG 73 đồng, TCH 47 tỷ đồng,… Ngược lại, những mã được mua gom chủ yếu MWG 211 tỷ đồng, NLG 112 tỷ đồng, STB 56 tỷ đồng, BID 47 tỷ đồng, TCB 44 tỷ đồng,....
Tác giả: Trần Thị Tú Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy