Báo cáo chiến lược của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, hai yếu tố xúc tác chính cho thị trường tháng 4 là động lực từ dòng vốn nước ngoài mới và các nhà đầu tư cá nhân trong nước, cũng như sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
VDSC dự đoán tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2021 của một số ngân hàng mà doanh nghiệp này theo dõi (Vietcombank, Techcombank, ACB, VietinBank, BIDV) tăng 26%. Riêng quý đầu năm còn khả quan hơn với lợi nhuận trước thuế tăng 115% nhờ đóng góp của thu nhập ngoài lãi và chi phí dự phòng tăng trưởng âm. Do đó, kỳ vọng từ nhóm cổ phiếu ngân hàng theo VDSC sẽ hỗ trợ đà tăng của thị trường trong tháng 4.
Tháng 4 cũng là thời điểm tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF tham chiếu các bộ chỉ số như VN30, VN Finlead và VN Diamond. Trong đợt tái cơ cấu này, nhóm cổ phiếu ngân hàng gồm ACB, EIB, MSB và VIB được kỳ vọng sẽ hưởng lợi với dòng tiền của quỹ Diamond (quỹ đang thu hút vốn rất mạnh từ đầu 2021) khi thỏa mãn các điều kiện trong khi KDH đối mặt nguy cơ bị loại khỏi rổ chỉ số.
Người dân giao dịch chứng khoán tại một trụ sở trên đường Pasteur, quận 1, ngày 13/1/2020. Ảnh: Quỳnh Trần.
Bên cạnh đó, dòng tiền nước ngoài mới và các nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn là lực lượng chính thúc đẩy thị trường tiến xa hơn trong xu hướng bán ròng của khối ngoại. Một năm qua, khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng với giá trị lũy kế khoảng 29.380 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo VDSC, đây không là rủi ro đáng kể nhờ vào sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư cá nhân trong nước và các quỹ nước ngoài mới.
Gần đây, quỹ ETFs mới đến từ Đài Loan - Fubon FTSE Vietnam ETF đã được Fubon Financial Holdings thành lập vào 16/3. Vào cuối tháng 3, Fubon FTSE Vietnam ETF chào bán lần đầu ra công chúng và huy động được 5,28 tỷ đôla Đài Loan (khoảng 4.279 tỷ đồng).
Trước đó, Fubon FTSE Vietnam ETF dự kiến huy động tối 10 tỷ đôla Đài Loan (khoảng 8.100 tỷ đồng) để đầu tư vào chứng khoán Việt Nam. Do quỹ này tham chiếu chỉ số FTSE Vietnam 30 Index nên VDSC kỳ vọng dòng vốn này sẽ tạo nên sự khởi sắc cho nhóm cổ phiếu VN30 (chiếm 40-50% giá trị giao dịch của VN Index) trong thời gian tới và góp phần củng cố đà tăng của VN-Index.
Khi VN-Index vượt ngưỡng 1.200 điểm, đầu tư có chọn lọc là chiến lược ưu tiên. Các cổ phiếu nên tập trung là nhóm có "kết quả kinh doanh tốt hơn mong đợi" và có kỳ vọng tăng trưởng rõ ràng trong năm 2021. Sau khi mùa đại hội cổ đông kết thúc, thị trường sẽ rơi vào vùng "trống thông tin". Do đó, động lực thúc đẩy thị trường trong thời điểm cuối tháng 4 và tháng 5 cần được xem xét lại, đặc biệt là yếu tố cơ bản về quá tải hệ thống giao dịch chưa được giải quyết triệt để.
Với rủi ro ngắn hạn liên quan đến hệ thống giao dịch quá tải, VDSC cho rằng chỉ số VN-Index có thể dao động trong khoảng 1.200 - 1.300 điểm.
Tác giả: Quỳnh Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy