Dòng tiền lớn kích hoạt cổ phiếu vua
Cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chính thức cũng tăng trưởng tương đối tốt. Trong 10 mã ảnh hưởng tích cực nhất tới đà tăng của VN-Index mỗi phiên trong năm 2018, nhóm ngân hàng luôn góp mặt khoảng 3 - 4 cái tên.
Cổ phiếu ngân hàng vẫn là “điểm đến” của dòng tiền đầu tư
Năm 2019 được dự báo xu hướng này tiếp diễn và các cổ phiếu ngân hàng được nhận định tiếp tục là nhóm có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. Dẫn chứng điều này, ông Lê Đức Khánh - Giám đốc chiến lược Công ty chứng khoán PSI cho biết, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, dòng tiền lớn đã ào ạt đổ vào các cổ phiếu lớn thuộc các nhóm ngành như xây dựng vật liệu, BĐS, dầu khí, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng lớn như VCB, CTG, ACB...
Phân tích lý do nhóm cổ phiếu này được mệnh danh là cổ phiếu vua, ông Khánh cho biết, đây là nhóm ngành nghề cơ bản, đặc biệt kết quả kinh doanh của các ngân hàng đang tăng trưởng tốt, doanh thu lợi nhuận tăng 20-30%... Do vậy, triển vọng các cổ phiếu ngân hàng, nhất là cổ phiếu lớn đang diễn ra tích cực.
“Với việc dự báo VN-Index có thể quay lại mốc 1.100-1.200 điểm, thậm chí có thể vượt qua ngưỡng này thì nhóm ngành Ngân hàng cùng nhiều nhóm ngành khác có thể sẽ bứt phá. Tôi đánh giá nhóm ngành Ngân hàng có triển vọng tích cực ở thời điểm hiện tại cũng như cả năm 2019. Giai đoạn 2019 là giai đoạn hồi phục và tăng điểm của nhóm cổ phiếu ngân hàng”, ông Khánh dự báo.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán Bảo Việt, cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hiện đang hấp dẫn hơn cổ phiếu của các ngân hàng trong khu vực. Minh chứng điều này khi so sánh tương quan giữa giá cổ phiếu/giá ghi sổ sách (P/B) với ROE bình quân 5 năm trở lại đây, cổ phiếu ngân hàng Việt đắt hơn so với các quốc gia trong khu vực, nhưng khi so sánh với mức định giá hiện tại với ROE năm 2018, cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hiện đang ở dưới giá trị. Hiện cổ phiếu ngân hàng có P/E ở mức 12.1; P/B là 2.1, rẻ hơn tương đối so với mức bình quân thị trường.
TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính cũng cho rằng, cổ phiếu ngân hàng sẽ tiếp tục có vai trò dẫn dắt thị trường chứng khoán và được các NĐT, nhất là NĐT ngoại quan tâm nhiều hơn. Sở dĩ như vậy là bởi tại Việt Nam, ngân hàng là một trong những ngành được luật pháp quy định chặt chẽ nhất, mức độ cải tiến của các ngân hàng càng ngày càng mạnh so với các DN thuộc ngành, lĩnh vực khác. Các vấn đề về quản trị, quản lý rủi ro… được vận hành theo thông lệ quốc tế, nên ngành Ngân hàng tiếp tục là ngành dẫn đầu trong thị trường và chắc chắn cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng cường vai trò trong dẫn dắt thị trường.
Không nên đầu tư ào ào
Nói như vậy không có nghĩa bức tranh cổ phiếu ngân hàng sẽ chỉ toàn màu hồng. Năm 2019 vẫn là năm ngành Ngân hàng phải đối mặt với nhiều thách thức. Đơn cử với kế hoạch tăng trưởng tín dụng toàn Ngành ở mức 14% sẽ phần nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của nhà băng khi mà tín dụng vẫn đang là mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho họ.
Tuy nhiên, áp lực lớn nhất đối với hệ thống ngân hàng năm nay chính là việc tăng vốn để đáp ứng chuẩn Basel II. Một chuyên gia ngân hàng ước tính số lượng cổ phiếu phát hành trong năm 2019 để tăng vốn lên tới 3-4 tỷ USD. Đương nhiên, số lượng cổ phiếu lớn phát hành ra thị trường sẽ pha loãng cổ phiếu và sẽ có sự phân hóa rõ nét đối với giá cổ phiếu. Nếu ngân hàng nào tăng vốn được như kế hoạch cũng như có doanh thu ngoài lãi tốt sẽ là cổ phiếu thu hút được giới đầu tư, giá tăng theo và ngược lại.
Do đó, theo ông Khánh, nếu có nhu cầu đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngân hàng thì các NĐT nên chọn lựa kỹ những cổ phiếu có nền tảng cơ bản, cũng như có thể đáp ứng tiêu chuẩn đầu tư giá trị ít nhất là trung hạn.
Trong những phiên gần đây, giá cổ phiếu ngân hàng có phiên tăng giảm đan xen. Hiện tại giá một số cổ phiếu ngân hàng chưa lấy lại mức đỉnh cao hồi đầu năm ngoái, nhưng vẫn trụ vững ở mốc quan trọng và có cơ hội bật tăng trở lại khi thị trường hồi phục vì lực mua của NĐT vẫn ở mức cao.
Theo ông Khánh, nhận định này có cơ sở bởi nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và tăng tưởng tốt, dẫn tới tiềm năng phát triển hệ thống ngân hàng cũng rất lớn. “Một khi tăng trưởng tín dụng, các hoạt động cho vay, kinh doanh nguồn ổn định và mở rộng thì các cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục là điểm đến của dòng tiền đầu tư”, ông Khánh khẳng định.
Điểm tích cực nữa là nợ xấu của các ngân hàng đã giảm mạnh và tiếp tục được xử lý quyết liệt. Khi nợ xấu được xử lý tốt, ngân hàng sẽ giảm được trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận chắc chắn sẽ được cải thiện.
Ông Lưu Đức Khánh - Giám đốc chiến lược Công ty chứng khoán PSI Sẽ có sự phân hoá Về bản chất cổ phiếu ngân hàng là nhóm cổ phiếu có đặc thù thường thu hút sự quan tâm từ phía các NĐT. Tuy nhiên cũng phải tuỳ thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng NĐT... Theo tôi, ngân hàng phải thật sự tốt mới thu hút được NĐT. Các cổ đông lớn, hay các quỹ đầu tư tổ chức sẽ thích nhóm ngân hàng có mô hình hoạt động tương đối mở, nhạy bén, hệ thống báo cáo tài chính, tiêu chuẩn kiểm toán tương đối khắt khe; ưu tiên NHTMCP top đầu hoặc NHTM Nhà nước. Trong khi những ngân hàng vừa và nhỏ cũng không phải điểm đến đầu tư hấp dẫn cho cả cá nhân hay tổ chức. Với các ngân hàng này, nếu muốn thu hút đầu tư thì phải xuất phát từ nội lực của các ngân hàng như thế mạnh đặc thù, có chiến lược về cơ cấu, kinh doanh, triển khai sản phẩm mới, đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ... Khi mà lợi nhuận có sự tăng trưởng mạnh thì các NĐT cá nhân hay tổ chức cũng sẽ quan tâm hơn, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu NH đó. Theo đó, giá cổ phiếu của những ngân hàng này sẽ tăng. Nhìn chung, để thu hút các NĐT hơn thì buộc các ngân hàng phải đưa ra những dự án phát triển, hoạt động kinh doanh phải có sức sống, có tiềm năng... Ngoài ra, chất lượng, năng lực quản lý, quản trị của ban điều hành tốt cũng sẽ thu hút sự quan tâm của NĐT. TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV Tiềm năng phát triển, giá hấp dẫn Năm 2019 tăng trưởng lợi nhuận của hệ thống ngân hàng vẫn tương đối khả quan, dù không tăng mạnh nhưng cũng có thể tăng 20% so với năm trước. Cơ sở cho nhận định trên là kinh tế vẫn tăng trưởng tốt; xử lý nợ xấu đang diễn biến tích cực; nguồn thu dịch vụ được các ngân hàng tiếp tục chú trọng đẩy mạnh, đa dạng hơn. Đặc biệt là thu từ hoạt động tín dụng vẫn tích cực thể hiện NIM của các TCTD được kỳ vọng giữ ở mức độ tương đương năm 2018. Đối với hoạt động này, NIM bán buôn có thể giảm do sức ép cạnh tranh khách hàng lớn, nhưng NIM bán lẻ dự báo tiếp tục tăng lên đặc biệt liên quan đến tài chính tiêu dùng trong bối cảnh mảng này được các ngân hàng tập trung đẩy mạnh. Theo tôi, có hai yếu tố tạo sức hút của cổ phiếu ngân hàng đối với NĐT cả nội lẫn ngoại. Thứ nhất, là tiềm năng phát triển của hệ thống ngân hàng vẫn còn rất lớn thể hiện qua con số thống kê mới có 40% dân số Việt Nam có tài khoản tại ngân hàng so với các nước khác con số này còn khá kiêm tốn. Thứ hai mức giá cổ phiếu của các ngân hàng đang tương đối hấp dẫn. Chỉ số P/E ở mức 12 lần, thấp hơn so với thời kỳ trước đây lên tới 17-18 lần. |
Theo Thời báo ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy