Hai yếu tố hỗ trợ
Từ ngày 20 - 25/1/2021, giá cổ phiếu DRC của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng tăng 18,4%, cổ phiếu CSM của Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam tăng 13,9%, trong khi chỉ số VN-Index tăng 2,8%.
Cổ phiếu cao su công nghiệp có diễn biến tăng giá trong bối cảnh dòng tiền trên sàn chứng khoán xoay vòng tìm cơ hội tại các cổ phiếu có thông tin hỗ trợ, nhất là khi trước đó có mức tăng giá thấp hơn thị trường chung.
Yếu tố hỗ trợ thứ nhất đối với nhóm cổ phiếu cao su công nghiệp là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận điều tra sơ bộ về nội dung phá giá trong vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm lốp xe ô tô của Việt Nam và một số nền kinh tế khác.
DOC cho biết, các nhà xuất khẩu của Việt Nam không bán phá giá lốp xe ô tô vào Mỹ. Trong khi đó, các đối tác bị điều tra khác đều bị cho là đã bán phá giá, gồm Hàn Quốc với biên độ 14,24 - 38,07%, Đài Loan với biên độ 52,42 - 98,44%, Thái Lan với biên độ 13,25 - 22,21%.
Theo Bộ Công thương, Mỹ là thị trường lớn và quan trọng của Việt Nam đối với ngành sản xuất lốp xe, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 là 470 triệu USD. Dự kiến, DOC sẽ ban hành kết luận cuối cùng vào ngày 14/05/2021.
Với lợi thế Việt Nam là quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên lớn, các doanh nghiệp cao su công nghiệp đang có cơ hội cạnh tranh hơn so với các sản phẩm tại Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan nếu như Mỹ giữ nguyên kết luận cuối cùng vào tháng 5/2021. Ngoài ra, rủi ro bị áp tăng thuế cũng đã giảm bớt với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Yếu tố hỗ trợ thứ hai là kể từ đầu năm 2021 tới nay, giá cao su thiên nhiên có diễn biến giảm, theo dữ liệu của Trading Economics, mức giảm là 12,2%, còn 235,5 JPY/kg, trong khi mức giá cao nhất trong năm 2020 là 339 JPY/KG. Giá cao su thiên nhiên ở vùng thấp là cơ hội để các doanh nghiệp cao su công nghiệp cải thiện biên lợi nhuận gộp.
Kỳ vọng năm 2021
Năm 2020, DRC ghi nhận doanh thu 3.646,6 tỷ đồng, lợi nhuận 256,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 5,5% và tăng 2,4% so với năm 2019. Ngoài ra, so với đầu năm, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của DRC giảm 55%, tương ứng giảm 374,4 tỷ đồng, còn 306,3 tỷ đồng, chiếm 12,6% tổng nguồn vốn.
Trong năm 2021, ngoài yếu tố ngành hỗ trợ, giới đầu tư còn kỳ vọng vào “câu chuyện riêng” của DRC. Cụ thể, ước tính doanh nghiệp sẽ hết khấu hao nhà máy Radial, tiết giảm được 150 tỷ đồng chi phí. Bên cạnh đó, với việc liên tục giảm tỷ trọng nợ vay, chi phí tài chính sẽ tiếp tục giảm, từ đó tăng biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tại CSM, năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 4.692 tỷ đồng, lợi nhuận 86,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 65,1% so với năm 2019. Sản phẩm chủ lực của CSM là lốp ô tô, lốp máy kéo, tiếp theo là lốp và săm xe máy. Trong cơ cấu doanh thu, 54% đóng góp từ thị trường nội địa, 39% từ thị trường xuất khẩu. Được biết, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của CSM, nếu như Mỹ không áp thuế chống bán phá giá, đây là cơ hội để hàng hoá của doanh nghiệp cạnh tranh hơn so với sản phẩm từ Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan.
Có thể thấy, ngành cao su công nghiệp có triển vọng trong năm 2021 và giới đầu tư đang có dấu hiệu đi trước đón đầu cơ hội.
Tác giả: Vũ Duy Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy