Trong quý II/2022, Chứng khoán Liên Việt ghi nhận tổng doanh thu đạt 3,62 tỷ đồng, giảm 56,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 20,82 tỷ đồng so với cùng kỳ (có lãi 1,59 tỷ đồng).
Xét về biến động tổng doanh thu, khoản mục lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đã giảm 80,6% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 4,08 tỷ đồng về 0,98 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Ngoài ra, tổng chi phí tăng 426,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 17,62 tỷ đồng, lên 21,75 tỷ đồng. Trong đó, chi phí biến động mạnh nhất là lỗ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng 496,3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 17,22 tỷ đồng, lên 20,69 tỷ đồng.
Công ty có thuyết minh biến động các khoản mục trong quý II/2022. Trong đó, hoạt động tự doanh giảm 71,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 5,3 tỷ đồng do ảnh hưởng của thị trường, Công ty cơ cấu lại danh mục đầu tư dẫn đến lợi nhuận tự doanh giảm; chi phí hoạt động tăng mạnh trong kỳ do giá cổ phiếu trong danh mục giảm khi đánh giá lại cổ phiếu theo giá thị trường là nguyên nhân chính…
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Chứng khoán Liên Việt ghi nhận tổng doanh thu đạt 7,4 tỷ đồng, giảm 84,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 24,31 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 32,28 tỷ đồng.
Trong năm 2022, Chứng khoán Liên Việt đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 65,77 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 40,91 tỷ đồng.
Như vậy, với việc ghi nhận lợi nhuận trước thuế âm 24,31 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, Công ty còn cách rất xa kế hoạch có lãi trong năm 2022.
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, Chứng khoán Liên Việt ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 6,54 tỷ đồng so với cùng kỳ (dương 15,17 tỷ đồng). Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 1,92 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 14,29 tỷ đồng.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Chứng khoán Liên Việt giảm 30,2% so với đầu năm, về 338,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản tài chính dài hạn đạt 197,2 tỷ đồng, chiếm 58,2% tổng tài sản; tiền và các khoản tương đương tiền đạt 74,2 tỷ đồng, chiếm 21,9% tổng tài sản; các tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) đạt 32,5 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng tài sản; các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 26,3 tỷ đồng, chiếm 7,8% tổng tài sản.
Danh mục tài sản FVTPL tính tới 30/6/2022 (Nguồn: BCTC).
Đối với danh mục tài sản FVTPL, tổng giá gốc là 47,7 tỷ đồng và giá trị hợp lý còn 26,3 tỷ đồng, tương ứng lỗ 21,4 tỷ đồng.
Trong đó, khoản đầu tư lỗ nhiều nhất là cổ phiếu SSI khi giá trị hợp lý 11,66 tỷ đồng và giá gốc 27,4 tỷ đồng (lỗ 15,74 tỷ đồng), cổ phiếu TCB ghi nhận giá hợp lý 12,37 tỷ đồng và giá gốc 18,29 tỷ đồng (lỗ 5,92 tỷ đồng).
Danh mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) tính tới 30/6/2022 (Nguồn: BCTC).
Đối với danh mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS), Công ty đang đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu như 70,8 tỷ đồng cổ phiếu DIG, 66 tỷ đồng vào cổ phiếu POT, 19,64 tỷ đồng vào cổ phiếu STB, 16,9 tỷ đồng vào cổ phiếu MSN, 8,99 tỷ đồng vào cổ phiếu VPB …
Tác giả: Duy Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy