Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc huỷ bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của Công ty cổ phần VKC Holdings (mã VKC – sàn HNX).
Nguyên nhân bị huỷ bắt buộc là do VKC Holdings có tổng số lỗ luỹ kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại ngày 31/12/2022 và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt đã từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính 2022 của công ty, thuộc trường hợp huỷ bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm e và điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Ngày huỷ niêm yết kể từ 25/4/2023 với số lượng cổ phiếu là 20 triệu cổ phiếu.
Cổ phiếu VKC Holdings (VKC) bị hủy niêm yết bắt buộc.
VKC Holidings có vốn điều lệ 200 tỷ, trụ sở chính đặt tại 854 Quốc Lộ 1K, KP Châu Thới, BÌnh An, thành phố Dĩ An, Bình Dương. Chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm dây cáp mạng, cáp viễn thông, cáp quang, dây diện, ống nhựa và phụ kiện các loại.
Năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 264,4 tỷ đồng, bằng 29,90% so với cùng kỳ năm 2021 (884 tỷ); lợi nhuận sau thuế -gần 240 tỷ (cùng kỳ lãi 2,3 tỷ đồng). Tính đến ngày 31/12/2022, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm gần 217 tỷ đồng.
Theo giải trình của doanh nghiệp, trong năm 2022, công ty đã gặp nhiều biến cố. Số lỗ này chủ yếu do chi phí xử lý hàng tồn kho kiểm kê thiếu không rõ nguyên nhân, chi phí lãi vay và lãi trái phiếu, chi phí xử lý tài sản cố định không được hình thành và chi phí dự phòng phải thu khó đòi. Trong khi đó, doanh thu lại giảm mạnh do thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Cũng theo lãnh đạo của doanh nghiệp này, năm 2022, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước tình trạng lãi suất trong năm tăng cao để kiểm soát lạm phát, cùng với biến động về nhân sự chủ chốt và các sai phạm có liên quan đã khiến Công ty gặp muôn vàn khó khăn.
Tính tới cuối năm 2022, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt hơn 406 tỷ đồng, giảm hơn 40,3% so với hồi đầu năm, chủ yếu do giảm tài sản ngắn hạn từ hơn 532 tỷ đồng, xuống còn hơn 285 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản năm 2022 vẫn tương đồng với năm trước khi tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn (hơn 70%) trong cơ cấu tài sản.
Tác giả: Như Quỳnh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy