Đây là kiến nghị của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phổ biến quán triệt Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc diễn ra sáng 27/6 tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: VGP
Chỉ thị số 10 của Thủ tướng chính phủ tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng và đề ra những biện pháp, nội dung chỉ đạo quyết liệt, mang tính đột phá; đề cao tính kỷ luật, kỷ cương về tinh thần phục vụ; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; thể hiện thái độ cương quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu tiêu cực, tham nhũng.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh, việc phổ biến, quán triệt rộng rãi Chỉ thị này bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chỉ thị đi vào cuộc sống, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện của các bộ, ngành, địa phương.
Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương cũng tập trung thảo luận về tình trạng tham nhũng vặt tại cơ sở và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đánh giá, trong vòng 2 năm trở lại đây, vấn nạn tham nhũng đã bước đầu được ngăn chặn và đẩy lùi. Tuy nhiên, vẫn có 58% doanh nghiệp cho biết có hiện tượng nhũng nhiễu khi cán bộ cơ quan nhà nước giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Để hạn chế tình trạng nhũng nhiễu đối với doanh nghiệp, cần minh bạch hóa hệ thống pháp luật, xóa bỏ sự chồng chéo giữa các luật và tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính.
“Phải đơn giản hóa thủ tục hành chính và xóa bỏ được cơ chế xin cho. Chừng nào còn cơ chế xin cho còn có dư địa cho tham nhũng vặt. Thực hiện điện tử hóa phương thức giao dịch chính thức, giữa người dân và cơ quan công quyền, đây là phương thức rất quan trọng để đẩy lùi tham nhũng và tham nhũng vặt.
Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công, hiện nay trong lĩnh vực dịch vụ công cũng có tham nhũng và tham nhũng vặt nếu cơ quan nhà nước thực hiện thường dễ phát sinh còn xã hội hóa để doanh nghiệp và người dân làm thì sẽ không có tham nhũng”, ông Vũ Tiến Lộc kiến nghị.
Theo VOV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy