'Con nghiện' vàng của nước Đức nói về số kim loại quý lưu lạc
07/02/2015 08:21:49
ANTT.VN - Đức là quốc gia dự trữ vàng lớn thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên một nửa trong số đó lại nằm tại hầm của Ngân hàng Liên bang New York tại Manhattan. Rất nhiều nghi vấn liệu số vàng có còn tại đó hay không?
Hàng chục năm nay, hơn một nửa số vàng dự trữ của Đức được cất giữ bên dưới ngân hàng Dự trữ quốc gia của Mỹ ở New York. Giờ đây, trước cuộc khủng hoảng đồng euro, các chính trị gia Đức đang đòi ngân hàng liên bang Đức Bundesbank minh bạch hơn về thông tin dự trữ vàng vì nghi ngại rằng số vàng này đã biến mất từ lâu.

Gần một nửa số vàng của Đức được lưu trữ trong các hầm vàng dưới các đường phố của Manhattan. Sự thật có đúng vậy không?

Nếu theo những gì lịch sử ghi lại, có 82.000 thỏi vàng được cất giữ dưới hầm vàng ở trụ sở của ngân hàng liên bang Đức Bundesbank đặt tại Frankfurt. Ngoài số vàng ở đây, nước Đức có hàng vạn thỏi vàng khác được cất giữ ở Anh, Pháp, và Mỹ. Theo Bundesbank, số vàng mà nước Đức gửi ở New York là 1.536 tấn, được cất trong một kho chứa có năm tầng ngầm cách mặt đường Liberty khoảng 25m.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây khi các NHTW đang ráo riết tích trữ kim loại quý này thì câu hỏi đặt ra rằng số vàng trên có thực sự nằm trong những khu vực bí ẩn nhất thế giới: hầm vàng của Cục dự trữ liên bang New York.

“Con nghiện” vàng

Boehringer Peter, một người Đức ham mê tìm hiểu vàng, sở hữu một công ty đầu tư vàng bạc tại Đức và là người sáng lập Hiệp hội Kim loại quý nước Đức đã đi sâu tìm hiểu: số vàng khổng lồ của quốc gia này thực sự đang ở đâu.

Có thể nói Boehringer Peter là một “con nghiện” vàng và là 1 nhà đầu tư có học thức, tuy nhiên ông không tin vào các ngân hàng trung ương và tiền giấy, trừ khi các chính phủ in tiền với mục đích trao đổi với vàng hoặc bạc từ kho chứa. Nói tóm lại, Boehringer lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu không thể vững chắc mà không được hỗ trợ bởi các kim loại quý. Đó cũng là nguyên nhân ông sáng lập tổ chức trên để đảm bảo số vàng Đức và các quốc gia khác tuyên bố họ có thực sự tồn tại.

Ông Boehringer Peter tại Munich, Đức

Gần một nửa số vàng của Đức được cho là đang được cất giữ tại số 33 phố Liberty -  trụ sở của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York. Trong năm 2012, Boehringer bắt đầu một chiến dịch trên trang blog của mình nhằm đem số vàng đó trở về nước Đức. Ông cho rằng số kim loại quý đó cần được chuyển đến ngân hàng trung ương Đức tại Frankfurt. Số vàng tích trữ, tích lũy được trong quá trình bùng nổ sau chiến tranh của Đức chưa hề được đem ra bàn luận với mục đấy lấy lại số kim loại quý này về đúng nơi của nó.

Ông Boehringer cho rằng cần có lời giải thích cho việc này. Là chủ tịch của một công ty dự trữ cho các nhà đầu tư vàng và bạc tại Đức, ông có thể tính được số vàng nắm giữ mỗi năm bằng cách kéo lê số vàng trị giá 161 triệu USD từ đầu tới cuối hầm chứa vàng để chắc chắn là chúng vẫn còn đó.

Trang blog của ông vô cùng sôi động với sự xuất hiện của những người yêu thích kim loại quý. Khi giá vàng tăng đỉnh cao vào năm 2011, Hiệp hội Người đống thuế Châu Âu đã yêu cầu ông soạn một bức thư cho ngân hàng  Deutsche bank để biết đích xác số vàng của ECB đang ở đâu.

Tuy nhiên, câu trả lời của ECB không làm ông thỏa mãn và Boehringer tiếp tục mở chiến dịch “ Hãy trả lại Vàng cho chúng tôi” vào tháng 2/2012. Tuy nhiên chưa được thành công lắm.

Do không phản ứng với không khí hoặc nước, vàng luôn lấp lánh dù có bị mất trong những vụ đắm tàu lớn  thế kỷ. Vàng cũng có kết cấu rất dày đặc, nặng gấp 19,3 lần nước. Khi bạn nhấc một thỏi lên những gì mắt bạn nhìn thấy và cảm nhận được bàn tay của bạn tạo ra một cảm giác kỳ lạ, như thể bạn đang ở trên trái đất với một lực hấp dẫn mạnh hơn.  Một thỏi vàng tiêu chuẩn của ngân hàng TW sẽ nhỏ hơn 2 lon sô đa một chút, nặng khoảng 12kg.

Số vàng lưu lạc

Theo Ủy ban Vàng Quốc tế, trong lịch sử loài người, hơn 172 nghìn tấn vàng đã được khai thác. Một thỏi vàng nặng 1kg với kích cỡ tương đương một chiếc điện thoại nắp gập có thể mua được một chiếc BMW.

Bên cạnh đó, vàng cũng có một sức hấp dẫn lớn với tư cách là một sản phẩm đầu tư. Khi cổ phiếu và trái phiếu đang giảm mạnh, vàng chính là công cụ trấn an.

Boehringer trích dẫn một giai thoại từ gần một thế kỷ trước để lập luận rằng Đức đã thất bại trong việc bảo vệ vàng của mình. Trong những năm thập kỷ 20, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức, Hjalmar Schacht, đã có chuyến thăm đến Cục dự trữ liên bang của New York và chủ tịch sáng lập, Benjamin Strong.

Trong một tập tự truyện tự truyện của mình năm 1955, Schacht đã kể lại chuyến thăm đó: "Strong tự hào nói rằng đây là những hầm vàng sâu nhất, an toàn nhất thế giới và cho biết tôi sẽ nhìn thấy nơi mà vàng của Ngân hàng TW Đức -  Reichbank được cất giữ”. Hai người đã đợi nhân viên của hầm vàng dẫn đến nơi cất giấu số vàng của Đức, tuy nhiên đã không tìm được số vàng đó.

Giả sử vàng của Đức thực sự được cất giữ tại số 33 phố Liberty, New York vào thời điểm đó thì không thể chắc chắn chúng vẫn còn ở đó đến bây giờ. Thời điểm giữa các cuộc thế chiến đã gây ra lạm phát phi mã. Vào lúc đó đồng Mark mất giá đến mức người Đức đi mua sắm trên xe cút kít cùng với tiền mặt và “đốt cả bó tiền mark Đức” để sưởi ấm. (Trong số các nguyên nhân gây  lạm phát là Đức đã ngừng việc dùng vàng để bổ trợ cho đồng tiền quốc nội trong thế chiến lần thứ nhất).  Hít-le đã tận dụng  cuộc khủng hoảng kinh tế để nắm lấy quyền và sau đó để bòn rút dự trữ vàng của Đức cùng với tài sản ông đánh cắp từ người Do Thái để trả cho chiến tranh thế giới II.

Sau chiến tranh, thương mại toàn cầu chủ yếu xoay quanh đồng đô la Mỹ,  vốn được bảo đảm bằng vàng. Theo thỏa thuận, bất kỳ quốc gia nào sở hữu đồng bạc xanh đều có thể đổi thành vàng  bất cứ lúc nào.  Khi nền kinh tế của Tây Đức phục hồi, quốc gia này liên trục trải qua thặng dư thương mại trong suốt thập niên 50 và thập niên 60.

Các công ty tại Đức đã trao đổi đô la của họ đối với đồng Mark, khiến đô la mỹ tràn ngập Deutsche Bank – ngân hàng hàng đầu nước Đức. Các ngân hàng trung ương lần lượt đổi đô la lấy vàng tại Ngân hàng Liên bang New York. Việc này kết thúc vào năm 1971 khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon bị đình chỉ việc chuyển đổi vàng, khiến cho đồng đô la trở thành một đồng tiền mặt đơn thuần, không được bảo hộ bởi vàng  nữa.

Và đây cũng là nguyên nhân vàng vẫn được giữ tại  New York thay vì Frankfurt. Tuy nhiên, thậm chí sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989 số vàng đó được cho là vẫn yên vị tại New York hay theo người Đức được biết là như vậy.

 
Tú Anh (theo Bloomberg)

Còn tiếp...

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến