Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hư hỏng nghiêm trọng ngay sau khi đi vào sử dụng. Ảnh Nguyễn Thành.
Như đã đưa, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQĐT) Bộ Công an đã ra kết luận, đề nghị viện kiểm sát truy tố 36 bị can trong vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” tại cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Điều tra cho thấy, đây là dự án trọng điểm, có vốn lên tới 34.516 tỷ đồng nhưng riêng giai đoạn 1 dài 65km đã có 380 điểm hư hỏng khi vừa đi vào sử dụng. Giai đoạn 2 dài hơn 74km cũng có những sai phạm nhưng được tách ra xử lý sau vì phải chờ giám định tư pháp về chất lượng công trình.
Hiện tại, cảnh sát phát hiện nhiều lỗi vi phạm trong quá trình thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi như chất lượng vật liệu kém; có dấu hiệu nhân bản, ghi khống số liệu đánh giá khả năng chịu tải; không nghiệm thu các hạng mục công trình…
Trước sửa chữa, có thể dùng tay không bóc nhựa đường trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Ảnh Nguyễn Thành.
CQĐT khẳng định, giá trị các hạng mục công trình không đảm bảo nhưng chủ đầu tư là Tổng Cty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cùng các đơn vị liên quan đã thanh toán số tiền hơn 811 tỷ đồng cho các đơn vị thi công.
Quá trình xử lý vụ án, CQĐT phát hiện nhiều bất cập, tồn tại, sơ hở trong công tác quản lý, thực hiện đầu tư, xây dựng nên đã tham mưu cho Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải một số nội dung.
Cụ thể, cần khẩn trương rà soát hệ thống văn bản pháp luật có liên quan công tác thi công, giám sát, thanh quyết toán… Lý do, đơn vị thiết kế kỹ thuật dự án đã không tham gia vào công tác điều chỉnh thiết kế khi có phát sinh; không tham gia giám sát tác giả thiết kế…
Cũng theo CQĐT, việc lựa chọn nhà thầu nước ngoài tham gia thi công, giám sát có chi phí rất lớn nhưng thực tế lại do các đơn vị, kỹ sư người Việt Nam thực hiện ở hiện trường. Vấn đề chia nhỏ gói thầu khi thực hiện dự án làm mất kiểm soát chất lượng trong công tác thi công; phân bổ và bố trí nguồn vốn thực hiện dự án.
Để tăng hiệu quả dự án xây dựng, phía điều tra cho rằng cần thể chế hóa, quy định cụ thể về năng lực, tài chính, nhân sự, máy móc… của nhà thầu phụ và các cá nhân được nhà thầu chính chọn thực hiện thi công, giám sát. Trong đó, các dự án quan trọng của quốc gia cần có quy định, điều kiện tiêu chuẩn cao hơn.
Đặc biệt, CQĐT cho rằng cần tránh tình trạng chia nhỏ các gói thầu; nhà thầu chính giao cho nhiều nhà thầu phụ (B’,B’’) không đủ năng lực dẫn tới không kiểm soát được chất lượng công trình.
Kiến nghị của phía điều tra cũng thể hiện, cần tháo gỡ khó khăn về vốn để chủ đầu tư, nhà thầu thi công hoàn thành các hạng mục công trình, hoàn trả các đường công vụ, đường dân sinh, đường mượn của nhân dân nơi có dự án đi qua.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy