Tin liên quan
Theo đó, 4 trong 7 công ty đa cấp bị thanh tra này bao gồm Công ty Cổ phần Liên kết tri thức (K-Link), Công ty Nhượng quyền Thương mại Thăng Long, Công ty Cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam, Công ty Vinalink.
Tại Công ty CP Liên kết tri thức (K-Link), đoàn kiểm tra phát hiện một số hợp đồng bán hàng đa cấp của công ty ký với nhà phân phối không điền đầy đủ các thông tin theo quy định. Nhiều nhà phân phối có địa chỉ ghi trên CMND tại một địa phương, nhưng hoạt động kinh doanh tại một địa phương khác.
K-Link cũng không cung cấp được bằng chứng về việc đã gửi báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm 2015 đến các Sở Công thương Bạc Liêu và Đà Nẵng; báo cáo định kỳ năm 2015 đến Sở Công thương Tây Ninh, nơi công ty có hoạt động bán hàng đa cấp...
Đối với công ty TNHH Nhượng quyền Thương mại Thăng Long, trong các chương trình khuyến mại, công ty cho phép nhà phân phối nhận các lợi ích không được quy định trong chương trình trả thưởng cũng như nội dung khuyến mại đã đăng ký. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định về kinh doanh đa cấp.
Ngoài ra, nhà phân phối có mua hàng và được nhận hoa hồng nhưng không nằm trong danh sách những nhà phân phối mua hàng và hưởng hoa hồng được công ty cung cấp cho đoàn kiểm tra.
Đặc biệt, nội dung quảng cáo của 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thymo-Zin và thực phẩm chức năng viên nén bao phim Thymo Plus tại cuốn cẩm nang khởi nghiệp phát cho nhà phân phối và trang thông tin điện tử chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có nhiều điểm sai lệch về thành phần, công dụng so với xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và nhãn đã được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp.
Nội dung quảng cáo 8 sản phẩm thực phẩm chức năng và bảo vệ sức khỏe chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và mẫu nhãn lưu hành không đúng với mẫu nhãn trong Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Ảnh minh họa.
Trong khi đó, kết quả kiểm tra của công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam cho thấy, Công ty khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp không đúng với thực tế hoa hồng đã chi trả cho người tham gia. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 7, điều 22 nghị định 42/2014/NĐ-CP.
Kiểm tra xác suất theo thống kê của công ty này, đoàn kiểm tra phát hiện một số nhà phân phối có phát sinh doanh số trên thực tế nhưng không được ghi nhận vào doanh thu của công ty.
Đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Liên kết VN (Công ty Vinalink), công ty này đăng ký sửa đổi bổ sung chương trình trả thưởng nhưng không đăng ký sửa đổi bổ sung chương trình đào tạo kèm theo. Website của công ty là thương mại điện tử bán hàng nhưng chưa thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trên website này, một số sản phẩm không có thông tin hoặc thông tin không chính xác như mô tả trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, ví dụ: CapheLink New và CapheLink...
Nhiều lỗi mà hầu hết các công ty đều mắc phải như: Sử dụng mẫu hợp đồng không đúng chuẩn, không gửi báo cáo hoạt động định kỳ 6 tháng một lần, công ty cho phép một nhà phân phối được mua hơn một mã sản phẩm, rồi ký nhiều hợp đồng với một nhà phân phối.
Đặc biệt theo kết quả thanh kiểm tra lần này còn phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm về thuế như: Công ty khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người tham gia không đúng với thực tế hoa hồng đã chi trả. Nghiêm trọng hơn có công ty còn có dấu hiệu huy động tiền từ nhà phân phối, gian lận, vi phạm quy định của pháp luật về thuế.
Với 4 công ty đã có kết luận kiểm tra nói trên, tùy theo tính chất của hành vi có dấu hiệu vi phạm, Bộ Công Thương đã chuyển cho các cơ quan liên quan để xử lý. Riêng đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Bộ Công Thương đã triển khai ngay quy trình xử lý theo quy định. Kết quả xử lý sẽ sớm được công bố công khai.
Trước đó, ngày 27/5 vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh đã kiểm tra và xử phạt Công ty TNHH Unicity Marketing VN vì một số hành vi vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp với số tiền phạt 110 triệu đồng.
Riêng việc kiểm tra Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy vẫn chưa kết thúc. Lý do là trong thời gian tiến hành kiểm tra, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp đối với công ty này. Để bảo đảm quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp, việc kiểm tra chỉ kết thúc cho tới khi tất cả đơn khiếu nại đều đã được làm rõ.
Ngày 18-7, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ kiểm tra Công ty Amway về bán hàng đa cấp.
Nên đọc
Diệu Ly
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy