Sáng 3/2, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của quyền Chủ tịch nước về Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 ngày 9/1/2023. Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, luật gồm 12 chương và 121 điều. Luật có những quy định mới nhằm nâng cao kỹ năng hành nghề, tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề; Nâng cao, chuẩn hóa kỹ năng của người hành nghề...
Buổi họp báo diễn ra sáng 3/2 (Ảnh: Hải Nam).
Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Luật đã bổ sung quy định bắt buộc cơ sở phải tự phải đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hàng năm và phải cập nhật kết quả tự đánh giá lên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá cũng như công khai thông tin về mức độ chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, luật gồm 12 chương và 121 điều (Ảnh: Hải Nam).
Bổ sung quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục tiêu từng bước liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh, đồng thời cũng là giải pháp để quản lý hoạt động hành nghề của các tổ chức, cá nhân.
Đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, bổ sung quy định cụ thể về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh của Nhà nước, trong đó Luật khẳng định: "Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được Nhà nước đảm bảo kinh phí để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao".
Bổ sung quy định về các hình thức huy động nguồn lực, trong đó khẳng định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được: Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế; Thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; mua trả chậm, trả dần, thuê, mượn thiết bị y tế.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, tại Luật này cũng đã quy định cụ thể các yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời quy định giá khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước bảo đảm được tính đúng, tính đủ theo lộ trình do Chính phủ quy định để bù đắp chi phí thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và có tích lũy.
Tại họp báo, báo chí đã đặt câu hỏi về việc, Bộ Y tế có xây dựng các quy định về tiêu chuẩn chức danh giám đốc bệnh viện có bắt buộc là bác sĩ hay không?
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn trả lời, theo quy định mới nhất của Bộ Y tế, giám đốc bệnh viện công bắt buộc phải là bác sĩ.
Bộ Y tế cũng chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế về quá trình kiện toàn bộ máy lãnh đạo, thì trong số các phó giám đốc bệnh viện, phải có một người có bằng về kinh tế để quản lý về mặt kinh tế, mua sắm trang thiết bị, vật tư, đấu thầu.
Tác giả: Nguyễn Hải
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- kiểm định trung bình 2 tổng thể
- Loạn khuẩn đường ruột ở người lớn
- gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy