Hệ số sinh lời đều chuyển từ âm thành dương
Trong năm 2022, tình hình đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, nền kinh tế dần hồi phục, sự bùng nổ của của du lịch nội địa tại các sân bay miền Trung đã kéo theo sự tăng trưởng rất lớn của số lượng hàng khách qua đường hàng không, các hoạt động khác của Masco cũng được hồi phục, doanh thu trong năm qua đạt 106,817 tỷ đồng tăng 127% so với năm 2021.
Nhìn qua các con số, tình hình tài chính Masco đang hồi phục.
Doanh thu trong năm tăng mạnh nhờ các chuyến bay thương mại quốc tế dần được mở cửa trở lại, các chuyến bay nội địa ngày càng nhiều, tần suất cao, lượng khách đông…
Lĩnh vực suất ăn là lĩnh vực mang lại doanh thu chính cho Masco (thông thường chiếm tỷ trọng hơn 60% tổng doanh thu) đã hoạt động trở lại và mang lại doanh thu cho công ty. Doanh thu của lĩnh vực này trong năm 2022 từ lỗ 7,831 tỷ đồng lên dương 15,314 tỷ đồng, tức tăng gần gấp 3,5 lần so với năm 2021.
Lĩnh vực đào tạo lái xe (chiếm tỉ trọng hơn 35% tổng doanh thu) trong năm qua đã mang lại 39,219 tỷ đồng doanh thu và cao hơn 60,85% so với năm 2021. Lĩnh vực thương mại cũng đạt kết quả đầy thành công khi doanh thu mang lại cao gần gấp 5 lần năm ngoái.
Cơ cấu doanh thu Masco trong năm 2022.
Hệ số khả năng sinh lời trong năm 2022 của Masco đều chuyển từ âm thành dương, nguyên nhân do đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát hoàn toàn, nhu cầu du lịch nội địa đã quay trở lại kéo theo sự tăng trưởng rất lớn của số lượng hàng khách qua đường hàng không, các hoạt động của công ty cũng được hồi phục.
Cụ thể, doanh thu thuần năm 2022 bằng 232.62% năm 2021, lợi nhuận sau thuế đạt 1,268 tỷ đồng, kết quả dương.
Nhìn chung, công ty đã hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đề ra trong năm vừa qua và mang lại lợi nhuận dương sau 2 năm chịu lỗ vì đại dịch, các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty đều cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được những thành công nhất định, mang lại lợi ích kinh tế cho các cổ đông và góp phần vào nền kinh tế chung của cả nước.
Tuy nhiên, năm 2022 cũng là năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới, làm cho giá nguyên, nhiên, vật liệu và hàng hóa tăng cao, chi phí nguyên, nhiên liệu và hàng hóa chiếm hơn 30% tổng chi phi sản xuất kinh doanh của công ty, cùng với việc lạm phát tăng cao do nhu cầu phục hồi của các quốc gia sau đại dịch đã làm cho tổng chi phí của công ty tăng 56,86%.
Nợ của Masco cũng có nhiều khởi sắc
Trong năm 2022, tổng tài sản của Masco giảm từ 75,762 tỷ xuống 67,788 tỷ đồng, tức giảm 10,53% so với năm trước.
Nhìn chung về cơ cấu năm 2022, tài sản ngắn hạn hơn 20 tỷ đồng, chiếm 29,68% tổng tài sản. Tỷ trọng tài sản dài hạn 47,667 tỷ đồng, chiếm 70,32% tổng tài sản, tài sản cố định chiếm phần lớn, 44,376 tỷ đồng, chiếm khoảng 93,10% trong tài sản dài hạn.
Tài sản của Masco năm 2022 giảm 10,53% so với 2021.
Trong năm 2022 tài sản ngắn hạn chỉ giảm nhẹ 0,18%, hơn 36 triệu đồng, nguyên nhân do tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 8,255 tỷ đồng xuống còn 4,764 tỷ đồng, tức giảm 42,28%; các khoản phải thu tăng 32,69% do các lĩnh vực hoạt động của công ty đã trở lại bình thường, các dịch vụ cung ứng cho các hãng hàng không không còn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nữa…
Tài sản dài hạn năm 2022 cũng giảm từ 55,605 tỷ đồng xuống còn 47,667 tỷ đồng, tức giảm khoảng 14,28% so với năm trước. Nguyên nhân do tài sản cố định giảm 18,73% chủ yếu đến từ giá trị hao mòn của các tài sản cố định.
Các khoản nợ phải trả trong năm 2022 của Masco giảm so với năm 2021. Trong đó, nợ dài hạn giảm giảm từ 6,444 tỷ đồng xuống còn 3,640 tỷ đồng, tức giảm 43,52% so với năm trước. Nguyên nhân là trong năm qua công ty đã thanh toán toàn bộ khoản vay nợ dài hạn trị giá 2,804 tỷ đồng.
Nợ ngắn hạn 36,442 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn 53,76% trong tổng nguồn vồn của Công ty. Trong năm qua, nợ ngắn hạn đã giảm 5,224 tỷ đồng, tức 12,54% so với năm trước.
Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do công ty đã thanh toán một số nợ từ các khoản mục phải trả người bán và vay nợ ngắn hạn.
Các khoản nợ của Masco trong năm 2022 đều giảm so với 2021.
Một số khách hàng nợ Masco là Công ty Hàng không Đông Dương 1,481 tỷ đồng; Công ty cổ phần Hàng không Vietjet 1,134 tỷ đồng; Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt gần 937 tỷ đồng; Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airline gần 499 tỷ đồng…
Nhìn chung, trong năm 2022 công ty đã thanh toán một số khoản nợ và giảm tỷ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn xuống. Điều này cho thấy công ty đang quản lý tốt nguồn vốn của mình, phù hợp với tình hình kinh tế chung khi mà lãi suất trong năm đang tăng cao.
Vốn chủ sở hữu không thay đổi nhiều, chỉ tăng nhẹ từ 27,650 tỷ đồng lên 27,705 tỷ đồng, tức 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng nguồn vốn của công ty giảm so với cùng kỳ giảm 10,53% tương ứng 7.974 triệu đồng, chủ yếu là do tổng nợ của công ty đã giảm xuống.
Công ty dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng trước đây là công ty nhà nước. Năm 2006, công ty thực hiện cổ phần hoá. Vốn điều lệ công ty gần 42,7 tỷ đồng. Địa chỉ công ty tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng.
Tác giả: Nguyễn Duy Cường
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy