Ngày 25/3, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Bộ Công an phong tỏa, kiểm tra cửa hàng xăng dầu số 1, số 679 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM. Đại lý xăng dầu này có liên quan đến hoạt động điều tra đường dây sản xuất 200 triệu lít xăng giả đang được Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Bộ Công an mở rộng điều tra.
Trên biển hiệu, cây căng này đề tên hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Dầu khí Thanh Bình và Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Cần Giờ, trong đó Thanh Bình là chủ sở hữu cây xăng này.
Theo hợp đồng đại lý xăng dầu ký ngày 28/12/2020 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, Công ty TNHH Dầu khí Thanh Bình là đại lý của Công ty Cần Giờ.
Cây xăng dầu số 1, số 679 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp trong sáng ngày 25/3. Ảnh: Chí Hùng.
Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Cần Giờ được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 2/5/2002. Doanh nghiệp có địa chỉ tại 383-385 Nguyễn Công Trứ, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP.HCM, do ông Nguyễn Công Thuận (sinh năm 1964) là tổng giám đốc kiêm người đại diện công ty,
Đến ngày 11/5/2020, giấy chứng nhận được thay đổi, vốn điều lệ công ty là 90 tỷ đồng với ngành nghề chính là kinh doanh xăng dầu bán buôn và bán lẻ xăng dầu. Trong Công ty Cần Giờ, vốn nhà nước do Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH một thành viên (Satra) sở hữu 40% và là công ty liên kết của Satra.
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Công Thuận, Tổng giám đốc Công ty Cần Giờ cho biết, việc mua bán xăng dầu giữa doanh nghiệp và Công ty Dầu khí Thanh Bình bắt đầu được thực hiện từ ngày 11/1.
"Theo quy định về kinh doanh xăng dầu, Công ty Dầu khí Thanh Bình chỉ mua duy nhất nguồn hàng do công ty chúng tôi cung cấp. Tuy nhiên, công ty này đã mua một số nguồn hàng của các đối tác khác mà chưa rõ nguồn gốc dẫn đến vi phạm hợp đồng đại lý xăng dầu với chúng tôi. Do vậy, ngày 25/3, công ty chúng tôi đã làm công văn và thanh lý hợp đồng với Công ty Dầu khí Thanh Bình", ông Nguyễn Công Thuận nói.
Bên cạnh đó, ông Thuận cũng cho biết tính từ 11/1 đến nay, Công ty Cần Giờ đã cung cấp hơn 609.000 lít xăng dầu cho Công ty Dầu khí Thanh Bình, trị giá 9,2 tỷ đồng. Nguồn hàng này có đầy đủ pháp lý chứng minh rõ nguồn gốc hàng hóa, hàng được nhập từ Công ty xăng dầu khu vực II - TNHH MTV (Petrolimex Saigon).
Tổng giám đốc Công ty Cần Giờ khẳng định việc mua bán giữa Công ty Dầu khí Thanh Bình và Công ty Cần Giờ có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, các giao dịch thanh toán đều thực hiện qua ngân hàng. Trên cơ sở quy định trong hợp đồng, Công ty Cần Giờ chỉ chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng xăng dầu doanh nghiệp này cung ứng. Ngoài ra, công ty Cần Giờ không kiểm soát, can thiệp vào hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty Dầu khí Thanh Bình.
Ngoài ra, ông Nguyễn Công Thuận chia sẻ doanh nghiệp đã chủ động chuyển các tài liệu có liên quan cho cơ quan Công an để phục vụ quá trình điều tra.
Theo báo cáo tài chính năm 2020, Công ty Cần Giờ có doanh thu đạt hơn 3.310 tỷ đồng, giảm 55% so với năm 2019 (hơn 7.348 tỷ), lỗ 13,86 tỷ đồng.
Tác giả: Hà Bùi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy