Theo đó, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược Lê Việt Dũng vừa ký quyết định phê duyệt cho phép Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn (Sapharco) nhập khẩu lô vaccinne của Vero-Cell của Sinopharm (Trung Quốc) nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng chống dịch.
Lô 5 triệu liều vắc xin của nhà sản xuất Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd - Trung Quốc, thuộc đơn hàng số 272/ĐH-SPC-XNK đề ngày 1/7/2021.
Vaccine nhập khẩu để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và phải đáp ứng các điều kiện đi kèm việc phê duyệt vaccine được ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Vaccine COVID-19 của Sinopharm có hiệu quả bảo vệ từ 78,2% đến 99,52%. Ảnh: Reuters.
Đơn hàng có giá trị 1 năm và Cục Quản lý dược đề nghị công ty phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về xuất nhập khẩu, lưu thông, phân phối thuốc và các quy định về dược có liên quan.
Theo Zing.vn, trước đó, ngày 6/7, doanh nghiệp này được UBND T HCM giao thực hiện đàm phán, thương thảo, ký kết các hợp đồng mua bán vaccine phòng COVID-19 tại TPHCM.
Sapharco là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc UBND TP HCM, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, gồm các đơn vị trực thuộc và 16 công ty liên kết có phần góp vốn của công ty mẹ dưới 50%. Trụ sở chính công ty đặt tại số 18-20 Nguyễn Trường Tộ (phường 12, quận 4, TP HCM).
Sapharco đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng, nguyên liệu sản xuất thuốc; dịch vụ bảo quản và kiểm nghiệm thuốc; dịch vụ khai thuê hải quan. Ngoài ra, doanh nghiệp đăng ký thêm sản xuất, kinh doanh kính mắt và dụng cụ quang học về mắt; kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư ngành y tế, vaccine, sản phẩm sinh học, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh cá nhân...
Về kết quả kinh doanh, tại báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2020, Sapharco ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.712 tỷ đồng, giảm tới 39% so với năm 2019. Tuy nhiên, do giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn doanh thu, lợi nhuận gộp của công ty vẫn duy trì ở mức 221 tỷ.
Trong năm 2020, công ty sản xuất và kinh doanh thuốc này cắt giảm được 32% chi phí tài chính, xuống còn 12 tỷ đồng dù đã trích khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư lên đến 8 tỷ; chi phí bán hàng cũng giảm được 10% còn 173 tỷ, chủ yếu do giảm dịch vụ mua ngoài.
Chỉ duy nhất chi phí quản lý doanh nghiệp của Sapharco là tăng 19 tỷ đồng lên 46 tỷ, đến từ việc tăng thuế, phí, lệ phí và tăng chi phí khác bằng tiền. Điều này dẫn đến chỉ tiêu lợi nhuận thuần giảm 23% so với cùng kỳ, còn 14 tỷ.
Đáng chú ý, trong năm 2020, Dược Sài Gòn lại có khoản thu khác 23 tỷ đồng. Công ty thuyết minh thu nhập đến từ vận chuyển; từ kiểm tra dán tem toa, nâng hạ thùng; từ nhận hỗ trợ, hàng khuyến mãi; từ hoạt động hợp tác kinh doanh. Trong khi đó, chi phí khác chỉ là 991 triệu.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2020 đạt 28 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2019. Trung bình mỗi ngày, Sapharco lãi 78 triệu đồng.
Bảo Khánh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy