Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hà Nội mới công bố danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên trên địa bàn thành phố tháng 2/2023 (số liệu tính đến hết ngày 29/2/2024 theo C12-TS lấy ngày 5/3/2024).
Theo danh sách này, có 60.751 đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội nợ bảo hiểm với số tiền nợ từ hơn 1 triệu đồng đến hơn 57 tỷ đồng.
Trong đó, báo cáo chỉ rõ một số công ty thuộc “họ” Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP (Lilama, UPCoM: LLM) như Công ty CP Lilama 3 với số tiền nợ 44,5 tỷ đồng cùng số tháng chậm đóng lên tới 109 tháng (hơn 9 năm); Công ty CP Lilama Hà Nội với hơn 9 tỷ đồng chậm đóng trong vòng 98 tháng (hơn 8 năm); Công ty CP Lilama 3.3 với hơn 7 tỷ đồng chậm đóng trong vòng gần 7 năm (83 tháng);…
Một doanh nghiệp khác thuộc “họ” Lilama là Công ty CP Lilama 69-1 có tổng số tiền nợ BHXH tại tỉnh Bắc Ninh tính đến hết tháng 12/2023 cũng lên tới hơn 42 tỷ đồng.
Dù cơ quan chức năng liên quan đã nhiều lần vào cuộc, song, công ty vẫn chưa có khả năng trả đầy đủ, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người lao động.
Vào hồi cuối năm 2021, BHXH tỉnh Bắc Ninh đã phải gửi công văn sang Công an tỉnh Bắc Ninh kiến nghị khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi không đóng đầy đủ tiền BHXH, BHTN cho người lao động của Công ty CP Lilama 69-1.
Về bức tranh kinh doanh của Tổng Công ty Lilama, năm 2023 lại tiếp tục là một năm chìm trong thua lỗ của doanh nghiệp, đây đã là năm thứ ba liên tiếp doanh nghiệp này báo lỗ.
Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.077 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên giá vốn vẫn neo ở mức cao khiến doanh nghiệp chỉ lã gộp 95 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ.
Trong khi đó dù ghi nhận doanh thu tài chính lên đến 139 tỷ đồng trong năm 2023, nhưng việc phải trả chi phí lãi vay và lỗ trong công ty liên doanh, liên kết khiến lợi nhuận của Lilama bị kéo xuống mức âm.
Kết thúc năm 2023, Lilama ngậm ngùi báo lỗ sau thuế hơn 22,5 tỷ đồng, dù vẫn thua lỗ nhưng đây đã là kết quả tích cực hơn nhiều so với mức lỗ lên đến 54 tỷ đồng của năm liền kề trước đó.
Năm 2024, Lilama cho biết sẽ cơ cấu lại doanh nghiệp, cơ cấu lại tài chính, vốn, tài sản của Công ty mẹ - Tổng công ty Lilama.
Trong thời gian tới, Lilama dự kiến thoái toàn bộ vốn góp của Tổng công ty tại 19 công ty con, công ty liên kết, đầu tư tài chính ( Công ty CP Lilama 5; Công ty CP Lilama 7; Công ty CP Cơ khí Lắp máy Lilama; Công ty CP Tư vấn Quốc tế LHT; Công ty CP Lilama 69-1; Công ty CP Lilama 69-3; Công ty CP Lilama 45.1; Công ty CP Lilama 45.3; Công ty CP Lilama 45.4; Công ty CP Lắp máy Thí nghiệm Cơ điện; Công ty CP Bất động sản Lilama (Lilama Land); Công ty CP Tư vấn thiết kế Xây dựng và Công nghệ Lilama; Công ty CP Phú Mỹ Trung Việt; Công ty CP Chế tạo giàn khoan dầu khí; Công ty CP Xi măng Thăng Long; Công ty CP Thủy điện Hủa Na; Công ty CP Xi măng Sông Thao; Công ty CP Cơ - Điện - Môi trường Lilama; Công ty CP Đầu tư Xây dựng Lilama (CTCP BV INVEST).
Đối với các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, Lilama sẽ chỉ duy trì tỉ lệ sở hữu vốn của Tổng công ty đến 36% vốn điều lệ tại 2 công ty là Công ty CP Lilama 10 và Công ty CP Lilama 18.
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy