Sau phiên xử kéo dài hơn một tháng, cuối cùng Tòa án tiểu bang Florida (Mỹ) đã ra phán quyết vào ngày 18/7 vừa qua, buộc Công ty thuốc lá R.J. Reynolds Tobacco (RJR) phải bồi thường cho thân nhân của một người đã thiệt mạng vì hút thuốc, với số tiền kỷ lục là 23,6 triệu USD.
Đứng tên nguyên đơn là bà Cynthia Robinson 51 tuổi, cư dân thành phố Pensacola phía đông nam tiểu bang Florida, khởi kiện Hãng RJR từ giữa năm 2008 vì đã gây ra cái chết của chồng mình do chứng nghiện thuốc lá kinh niên. Nạn nhân là ông Michael Johnson, hành nghề lái xe chở khách cho một khách sạn ở Pensacola, đã chết vào năm 1996 vì bệnh ung thư phổi, khi mới 36 tuổi.
"Dưới tác động lôi cuốn từ sự quảng bá rầm rộ, Michael bắt đầu biết hút thuốc lá khi lên 13 tuổi - bà quả phụ Cynthia nhớ lại - Sau khi chúng tôi cưới nhau vào năm 1990 mỗi ngày anh ấy hút hết 3 bao thuốc. Thậm chí đến ngày cuối cùng lìa đời vì chứng ung thư phổi hành hạ, Michael vẫn không rời điếu thuốc trên môi".
Trong quá trình xét xử, luật sư đoàn hùng hậu gồm 8 người biện hộ cho nguyên đơn C. Robinson, đã đưa ra các bằng chứng không thể phủ nhận, rằng nhà sản xuất là Công ty RJR đã không khuyến cáo đầy đủ với khách hàng về những tác hại của các độc tố chứa trong sản phẩm thuốc lá của mình, dẫn đến cái chết của nạn nhân M. Robinson 18 năm trước.
Thoạt tiên bồi thầm đoàn gồm 12 người nhất trí với phương án buộc Công ty RJR phải bồi thường cho nguyên đơn là 16,8 triệu USD, nhưng sau 7 giờ nghị án căng thẳng số tiền đã được nâng lên thành 23,6 triệu USD.
Cuối phiên xử, ông Jeffrey Raborn - Phó chủ tịch Hãng RJR đại diện phía bị đơn, cho biết sẽ kháng cáo bản án lên cấp xét xử cao hơn, bởi "quyết định bồi thường thiệt hại theo lệnh của tòa án là quá thô bạo, bất công và không hợp lý"(!).
Bà quả phụ C. Robinson (hàng đầu thứ 3 từ trái sang) cùng các luật sư biện hộ.
Đây là vụ án với số tiền bồi thường kỷ lục cho một cá nhân trong lịch sử tư pháp Mỹ. Từ năm 2000, sau 6 năm xét xử một đơn kiện tập thể, Tòa án Liên bang Mỹ, đã buộc các công ty sản xuất thuốc lá phải bồi thường tổng cộng 145 triệu USD cho các nạn nhân bị chết vì những căn bệnh liên quan đến việc hút thuốc. Nhưng rốt cục chẳng có công ty nào chịu chi trả một xu, do phán quyết không nêu đích danh tên tuổi nhà sản xuất nào hết.
Thất vọng vì kết quả giải quyết việc bồi thường từ đơn kiện tập thể năm 1994, phải mòn mỏi chờ đợi trong vô vọng suốt 14 năm, nên bà C. Robinson quyết định đệ đơn kiện lên Tòa án tiểu bang Florida nơi đang sinh sống, cho dù trụ sở của Hãng RJR là nhà sản xuất thương hiệu thuốc lá Camel lúc sinh thời ông M. Robinson sử dụng nằm ở tiểu bang North Carolina.
"Mục tiêu của vụ kiện này là để ngăn chặn các công ty thuốc lá, với các hình thức quảng cáo tinh vi của họ nhắm tới thanh thiếu niên, đưa đến cái chết tức tưởi cho những nạn nhân vô tội", luật sư Willie Gary trưởng nhóm luật sư khẳng định với báo giới sau khi kết thúc phiên tòa
Trần Hồng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy