Quầy cung cấp dịch vụ của công ty TNHH thương mại ACS Việt Nam
Công ty TNHH thương mại ACS Việt Nam là công ty thương mại trực thuộc tập đoàn AEON Nhật Bản được thành lập ở Việt Nam. Đây là một trong những tập đoàn thương mại lớn ở Nhật Bản. Công ty này được thành lập từ năm 2008 theo giấy chứng nhận số 411022000242 do UBND thành phố HCM cấp ngày 26/5/2008 và giấy chứng nhận số 411023000375 cấp ngày 3/9/2014 (sửa đổi bổ sung lần 6).
Trả lời phóng viên báo ANTT.VN, theo Công văn số 06/2014/CV-ACS ngày 16/12, đại diện công ty TNHH thương mại ACS cho biết: Để hỗ trợ khách hàng có nhu cầu sử dụng một số mặt hàng nhưng không muốn thanh toán một lần, Công ty ACS đã ký hợp đồng mua các sản phẩm tại hệ thống các cửa hàng và bán lại sản phẩm đó cho khách hàng có nhu cầu mua với mức “phí trả chậm” trên tinh thần thoả thuận của 2 bên.
Rất nhiều người thắc mắc tại sao một công ty không được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tín dụng đồng thời cho vay với một mức lãi suất “cắt cổ” như thế vẫn ngang nhiên hoạt động mà không bị cơ quan chức năng “sờ gáy”?
Luật sư Cao Thị Hoà trả lời phỏng vấn báo ANTT.VN
Trong khi đó, hoạt động cấp tín dụng được hiểu theo quy định tại Khoản 14 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: "Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác".
Như vậy hoạt động cho khách hàng trả chậm ký kết giữa bên bán hàng và bên mua hàng không được xem là hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên với việc khách hàng phải trả đủ gốc và lãi thì bản chất đây vẫn là dịch vụ cho vay trả góp, cấp tín dụng cho người mua chứ không phải trả chậm như đại diện của ACS nói. Hơn nữa, với việc “treo biển” cho vay trả góp nhưng lại cung cấp dịch vụ “trả chậm” công ty TNHH thương mại ACS Việt Nam có đang lừa dối khách hàng cũng như che mắt các cơ quan chức năng về hoạt động thực sự của mình.
Với hành vi quảng cáo trả góp nhưng lại kí kết hợp đồng với khách hàng là mua trả chậm thì ACS có đang vi phạm điều 8 của luật quảng cáo số 16/2012/QH13 về các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo?
Theo mục 9, điều 8 luật quảng cáo số 16/2012/QH13 được quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 quy định về Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo: Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. Cũng theo mục 1 điều 11 của luật quảng cáo quy định: Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. |
N.M
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy