Theo thông tin của PV Tiền Phong, Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà gây chú ý trong thời gian gần đây khi liên tục bị điểm tên vì nợ thuế lớn. Ngoài ra, sau khi được cấp giấy phép, Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà không đảm bảo hệ thống phân phối theo quy định. Cụ thể, năm 2018 Hải Hà Petro có 36/40 đại lý bán lẻ xăng dầu; năm 2019 có 34/40 đại lý bán lẻ; năm 2020 có 39/40 đại lý bán lẻ và năm 2021 có 38/40 đại lý bán lẻ xăng dầu.
Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà là một trong 4 doanh nghiệp có vi phạm về kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, cũng như sử dụng quỹ bình ổn giá không đúng mục đích.
Trước đó, ngày 4/1, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ra thông báo kết luận thanh tra về việc thực hiện chính sách và pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước vềxăng dầu.
Dựa trên kết quả thanh tra, cơ quan thanh tra cũng đã chuyển tài liệu liên quan sang cơ quan điều tra, Bộ Công an, để xem xét và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu và kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường tại 3 doanh nghiệp, bao gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức, Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà.
TTCP đề nghị xem xét, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, cũng như sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức và hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.
Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà cũng bị đề xuất xử lý về hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, cũng như việc sử dụng quỹ bình ổn giá không đúng mục đích.
Ngoài ra, TTCP cũng đề xuất chuyển thông tin và tài liệu liên quan đến một số vấn đề phát hiện trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu, đến cơ quan điều tra và Bộ Công an để tiến hành xem xét và xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo kết luận thanh tra, Hải Hà Petro đã trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với khối lượng xăng dầu vượt so với khối lượng trên sổ sách 110.242 m3. Từ đó dẫn đến trích lập Quỹ Bình ổn giá sai, vượt khối lượng.
Công ty này thường xuyên nợ thuế bảo vệ môi trường nhưng đến ngày 16/2/2023, Cục Thuế tỉnh Thái Bình mới có văn bản về việc nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước. Qua đó xác nhận tại thời điểm 31/12/2022, công ty còn nợ ngân sách tiền thuế bảo vệ môi trường 1.114 tỷ đồng.
Theo kết luận thanh tra, Hải Hà Petro đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho Tổng Công ty xăng dầu Quân đội sản lượng xăng dầu không đúng với sản lượng xăng dầu thực tế.
Cơ quan này cũng cho biết, có 3/7 doanh nghiệp đầu mối đã bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính từ 3 lần trở lên. Có 3 đầu mối đã trích lập và chi sử dụng quỹ với khối lượng xăng dầu vượt so với sổ sách, dẫn đến trích lập quỹ sai 4,79 tỷ đồng. Cùng đó, Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà chi vượt khối lượng với số tiền hơn 22,5 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp chi vượt khối lượng với xăng E5 khoảng 3,3 tỷ đồng.
Theo TTCP, chính việc Bộ Công Thương không kịp thời xem xét xử lý, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép với các doanh nghiệp đã bị Bộ Tài chính xử phạt đã dẫn đến Quỹ Bình ổn liên tục bị các doanh nghiệp đầu mối chiếm dụng và sử dụng sai mục đích.
Cùng với các sai phạm trong quản lý Quỹ Bình ổn, TTCP cũng chỉ rõ nhiều bất cập trong quản lý hoạt động của các doanh nghiệp đầu mối. Theo đó, từ 1/1/2017 đến 31/12/2021, có tổng cộng 27 doanh nghiệp đầu mối với 48 lượt đơn vị nhập khẩu không đạt hạn mức xăng dầu tối thiểu được phân giao. Các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương đã kiểm tra và xử lý 6 đơn vị, còn 26 đầu mối với 42 lượt vi phạm chưa được kiểm tra xử lý.
TTCP chỉ rõ 7 trong số 15 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã lạm dụng quỹ bình ổn giá cho mục đích không đúng, không kết chuyển về tài khoản quỹ mà để lại trong tài khoản thanh toán của doanh nghiệp, số tiền đã lên đến hơn 7.927 tỷ đồng. Ngoài ra, có 6 trong số 15 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được thanh tra vẫn nợ tiền thuế bảo vệ môi trường hơn 3.219 tỷ đồng. Mặc dù vẫn nợ ngân sách nhà nước, nhưng một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã cho một số cá nhân vay nợ với mục đích cá nhân, với số tiền lên đến hàng ngàn tỷ đồng...
Trao đổi với PV Tiền Phong, một đại diện Bộ Công Thương cho biết, cùng với việc rút giấy phép của Xăng dầu Hải Hà, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam - Công ty cổ phần, Công ty TNHH MTV - Tổng công ty xăng dầu Quân đội bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên địa bàn Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh. Công văn của Bộ Công Thương cho biết, thực hiện công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp chuẩn bị nguồn hàng tăng cường cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp tại tỉnh Thái Bình, thành phố Hải Phòng, Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, góp phần đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Các doanh nghiệp đầu mối nêu trên không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu trên địa bàn các tỉnh, thành phố nêu trên, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp tới. |
Tác giả: Phạm Tuyên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy