CTCP Xây dựng Coteccons (MCK: CTD) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV và cả năm 2021 với hoạt động kinh doanh bết bát.
Cụ thể, ba tháng cuối năm, doanh thu của CTD chỉ đạt hơn 2.900 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ. Không chỉ doanh thu sụt giảm mạnh, Coteccons còn kinh doanh dưới giá vốn trong quý cuối cùng của năm 2021, kết quả là công ty phải chịu khoản lỗ gộp 3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn ghi nhận lãi 250 tỷ. Đây cũng là lần đầu tiên kinh doanh dưới giá vốn từ khi lên sàn chứng khoán.
Dù doanh thu tài chính tăng 50% và lợi nhuận khác tăng gần 14 lần, số tiền này vẫn không đủ bù đắp hết chi phí Coteccons phát sinh trong kỳ. Kết quả là công ty này báo lỗ sau thuế 63 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ cũng lỗ 35 tỷ đồng.
Đây đã là quý thua lỗ thứ 2 liên tiếp của Coteccons và là quý lỗ nặng nhất công ty từng gặp phải trong hơn một thập niên kinh doanh trở lại đây.
Lũy kế cả năm 2021, doanh thu của Coteccons giảm gần 40% xuống còn 9.087 tỷ đồng, lãi sau thuế 24 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi tới 334 tỷ đồng.
Nếu so với kế hoạch 17.400 tỷ doanh thu và 340 tỷ đồng lợi nhuận đặt ra hồi đầu năm, nhà thầu xây dựng này chỉ hoàn thành được một nửa chỉ tiêu doanh thu và chưa đầy 10% mục tiêu lợi nhuận.
Theo giải trình của ban lãnh đạo, nguyên nhân khiến lợi nhuận gộp lao dốc do doanh thu mảng xây dựng trong quý IV giảm mạnh hơn 1.330 tỷ đồng, giảm 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi phí nguyên vật liệu, nhân công tăng cao cũng làm biên lãi gộp giảm hơn 3%.
Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của Covid-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, bất động sản, các lĩnh vực kinh doanh của phần lớn khác hàng Coteccons.
Cổ phiếu CTD giảm mạnh những phiên gần đây. (Ảnh: Tradingview)
Tính tới 31/12/2021, tổng tài sản của CTD tăng 3,8% so với đầu năm lên 14.693 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn đạt 8.327 tỷ đồng, chiếm 56,7% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 3.285 tỷ đồng, chiếm 22,4% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.558 tỷ đồng, chiếm 10,6% tổng tài sản.
Đáng lưu ý, trong năm 2021, CTD ghi nhận dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là 661 tỷ đồng so với đầu năm 494 tỷ đồng; dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 28 tỷ đồng so với đầu năm là 30 tỷ đồng.
Doanh nghiệp đầu ngành xây dựng này vừa phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu trong thời gian từ 24/12/2021 đến 14/1/2022. Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 9,5%/năm được trả 6 tháng một lần.
Doanh nghiệp huy động vốn trái phiếu lần này dự kiến sử dụng 300 tỷ đồng vào thanh toán chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí thuê nhân công; 200 tỷ đồng dùng để tăng quy mô vốn hoạt động kinh doanh của công ty và/hoặc các công ty trực thuộc.
Trên thị trường, cổ phiếu CTD đang bị giảm mạnh những phiên gần đâu sau giai đoạn tăng mạnh từ vùng giá 67.000 đồng/cổ phiếu lên mức 110.000 đồng/cổ phiếu. Mở cửa phiên ngày 28/1, cổ phiếu CTD đang giao dịch quanh mức 102.000 đồng/cổ phiếu.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy