Hiện nay, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng đã tiếp nhận và thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về xử lý tồn tại, yếu kém của 12 dự án ngành công thương đã nghiên cứu và có những đề xuất giải pháp quyết liệt hơn, sát với thực tế hơn.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu, tuy nhiên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cũng chỉ ra những khó khăn, vướng mắc mà Ủy ban cần sớm khắc phục.
Đó là, một số công việc xử lý còn chậm, trong đó có việc xem xét, quyết định theo thẩm quyền đối với đề nghị của tập đoàn, tổng công ty. Công tác cán bộ, việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo tại DN được bàn giao từ các bộ về Ủy ban cần kịp thời hơn nữa. Công tác phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan chưa chặt chẽ. Việc tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động còn lúng túng, còn có tổng công ty Nhà nước (Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam) tiếp tục còn thua lỗ...
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật có liên quan còn chưa thống nhất, chưa đồng bộ làm phát sinh vướng mắc; các bộ, ngành, cơ quan còn chưa chủ động phối hợp với Ủy ban trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.
"Các tồn tại, khó khăn vướng mắc nêu trên cần được Ủy ban và các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, rút kinh nghiệm tập trung, khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ủy ban", Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.
Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu Ủy ban phải thực hiện đúng và đầy đủ quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu được giao theo quy định của pháp luật, các quyết nghị của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
"Ủy ban cần sát cánh cùng các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp khả thi trình cấp có thẩm quyền để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Tập trung đánh giá khó khăn do tác động của động của dịch Covid-19 đối với hoạt động điều hành sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty. Đặc biệt là ngành hàng không, dầu khí, đường sắt... Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp trực tuyến trong tháng 3", Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu.
Khánh Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy