Tin liên quan
Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán liên tục "trồi sụt", cùng với đó nhiều công ty chứng khoán đã phải thu mình lại để giảm thiểu thua lỗ.
Mới đây, CTCK Tân Việt (TVSI) thông báo đóng cửa chi nhánh Nha Trang kể từ ngày 5/5/2015.
Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của CTCK Âu Việt (AVS). Trước AVS, Uỷ ban Chứng khoán cũng đã thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của CTCK Chợ Lớn.
Đây là 2 trong số 3 CTCK tự nguyện giải thể thành công. Trường hợp còn lại là CTCK Sao Việt (VSSC) đến nay vẫn chưa thể hoàn tất thủ tục giải thể. Nguyên nhân là do công ty vẫn chưa thể hoàn tất thanh toán công nợ cho cổ đông vì việc xác minh, liên hệ với họ gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi hoàn tất bước cuối cùng là thanh toán công nợ, VSSC sẽ hoàn tất giải thể.
Theo đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán, chỉ các CTCK mạnh mới có thể tồn tại. Còn lại sẽ bị giải thể, thu hồi giấy phép, hoặc đưa vào dạng kiểm soát đặc biệt. Bất kỳ trường hợp nào xảy ra, với 1 CTCK chưa thực sự mạnh, giá cổ phiếu sẽ giảm về 0, cổ đông sẽ mất toàn bộ tài sản của mình. Hợp nhất công ty chứng khoán chính là để sau hợp nhất công ty mới sẽ mạnh lên.
Ảnh minh họa.
Có bao nhiêu thương vụ sáp nhập?
Cuối năm 2013, thương vụ sáp nhập đầu tiên giữa CTCK MB (MBS) và CTCK VIT, công ty mới vẫn giữ tên là MBS.
Ngày 10/7/2014, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định chấp thuận cho CTCK Quốc tế Việt Nam (VIS) và CTCK Đại Tây Dương (OSC). Công ty mới được thành lập vẫn giữ nguyên tên là CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS).
Ngày 8/11/2014, Đại hội đồng cổ đông của CTCK Châu Á Thái Bình Dương (APS) đã thông qua phương án nhận sáp nhập với CTCK Sen Vàng (GLS), với tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu 1:1. Theo đó, APS sẽ phát hành 13,5 triệu cổ phần hoán đổi cổ phần GLS
Một thương vụ sáp nhập khác sắp diễn ra giữa CTCK Hải Phòng (HPC) và CTCK Á - Âu (AAS). Được biết, Đại hội đồng cổ đông vừa qua của HPC đã thông qua đề án hợp nhất này. Công ty hợp nhất sẽ lấy tên và thương hiệu của Haseco.
Trước đó, CTCK Phương Đông (ORS) cho biết đang tìm kiếm đối tượng tiến hành sáp nhập. Nếu ORS sáp nhập thành công sẽ là thương vụ sáp nhập thứ 5 tính đến nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Còn bao nhiêu công ty chứng khoán?
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước năm 2014, 19% số CTCK làm ăn thua lỗ, giảm khá nhiều so với mức 34% CTCK thua lỗ của năm 2013.
Uỷ ban Chứng khoán đã thực hiện tái cấu trúc được 24 CTCK, số lượng CTCK còn lại hoạt động bình thường là 81 công ty, giảm được khoảng 23% tổng số CTCK. So với năm 2011, các CTCK đã đóng cửa 28 chi nhánh và 41 phòng giao dịch.
Tuy nhiên, kết thúc quý I/2015, theo thống kê của BizLIVE, có đến 12/15 công ty chứng khoán lớn trên thị trường có lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm 2014.
Như vậy, nếu tiếp tục kinh doanh thua lỗ, nhiều CTCK sẽ phải cắt giảm về nhân sự, thu hẹp mạng lưới. Và rất có thể nhiều cái tên sẽ còn biến mất trong thời gian tới?
Nên đọc
Theo Bizlive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy