Thực tế, thị trường nhà ở xã hội hiện nay vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề giá cả.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết Luật Nhà ở 2023 và Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.
Theo đó, Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định số 100/2024/NĐ-CP đã quy định về chính sách nhà ở xã hội với nhiều quy định mới nhằm khuyến khích, đẩy mạnh đầu tư, phát triển và giảm giá bán, giá thuê mua, giá thuê nhà ở xã hội để người thu nhập thấp, công nhân lao động có thể tiếp cận mua, thuê mua, thuê nhà ở để ổn định cuộc sống như: lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua, cho thuê; đơn giản các điều kiện để được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội;
Đồng thời, quy định cụ thể lợi nhuận định mức tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội nhằm đảm bảo giá bán, giá cho thuê mua nhà ở xã hội phù hợp với người có thu nhập thấp, công nhân lao động; đối với giá thuê nhà ở xã hội sẽ do chủ đầu tư và bên thuê thỏa thuận theo khung giá do UBND cấp tỉnh quy định...
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, để đảm bảo nhu cầu chỗ ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, Luật Nhà ở năm 2023 đã bổ sung quy định liên quan đến nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp.
Theo đó, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp phải đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đủ các khu chức năng và không gian phục vụ nhu cầu lưu trú bao gồm; y tế, sinh hoạt văn hóa, sân chơi, thể dục, thể thao, dịch vụ, thương mại và tiện ích công cộng (điểm c khoản 2 Điều 95). Ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, công nhân sẽ được xem xét thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp với giá thuê thỏa thuận theo khung giá do UBND cấp tỉnh quy định.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững trong đó triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường trong từng thời kỳ và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều kiện với từng gói tín dụng cụ thể.
Hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp Bộ Xây dựng cũng như các bộ ngành liên quan đề xuất điều chỉnh nội dung chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng theo hướng giảm lãi suất cho vay khách hàng mua nhà ở xã hội từ 3-5%, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi.
Tác giả: Duy Minh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy