Hàng hóa được thông qua cảng. (Ảnh minh họa: An Đăng/TTXVN)
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải tham gia góp ý về chủ trương xây dựng mới 3 cầu cảng tại khu bến Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên-Huế, phục vụ hàng hóa tổng hợp và container, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại khu vực.
Đáng chú ý, tại văn bản này, Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng cần nghiên cứu kỹ việc đầu tư mới bến cảng tại khu bến Chân Mây khi công suất các bến hiện hữu mới chỉ đạt hơn 50%.
Cụ thể, văn bản do Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Đình Việt ký cho biết căn cứ Quyết định 2369/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (Nhóm 3) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, khu bến Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên-Huế) được quy hoạch là khu bến cảng tổng hợp, container kết hợp phục vụ tàu khách du lịch quốc tế; tiếp nhận tàu hàng trọng tải từ 30.000-50.000DWT, tàu container có sức chứa đến 4.000TEU, tàu khách đến 225.000GT.
Giai đoạn năm 2020, xây dựng mới 2-3 cầu cảng cho tàu đến 50.000DWT năng lực thông qua khoảng 4,6-5,5 triệu tấn/năm. Giai đoạn 2030 bổ sung thêm 2 bến tàu hàng 50.000DWT năng lực thông qua đạt 8-9,2 triệu tấn/năm và bổ sung 1 bến tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000GT.
Do đó, việc nghiên cứu để triển khai đầu tư xây dựng các bến số 4, 5 với chiều dài cầu cảng mỗi bến là 270m để tiếp nhận hàng container, tổng hợp cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn là phù hợp với định hướng phát triển cảng biển đến năm 2030.
Riêng đối với đề xuất đầu tư bến số 6 để tiếp nhận hàng container, tổng hợp theo nội dung văn bản của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế là chưa phù hợp với quy hoạch nêu trên.
Cục Hàng hải cũng lưu ý hiện nay, tại khu bến Chân Mây, các bến cảng số 1, 2, 3 đã được đầu tư xây dựng để tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000DWT với tổng chiều dài cầu cảng là 910m.
Theo kết quả dự báo trong quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 3 đã được phê duyệt, đến năm 2020 hàng hóa thông qua khu bến Chân Mây khoảng 4,6 5 triệu tấn/năm.
“Tuy vậy, thống kê từ 2016 đến nay cho thấy, trung bình sản lượng hàng hóa thông qua khu bến Chân Mây chỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm bằng 50-54% so với dự báo. Tiến trình đầu tư các bến cảng xếp dỡ hàng hóa tiếp theo cần được xem xét, cân nhắc kỹ để phù hợp với thực tế tăng trưởng hàng hóa tại khu vực, đặc biệt trong điều kiện các bến số 2, 3 (với tổng chiều dài 2 bến 550m) mới được đưa vào khai thác từ tháng 7/2021,” Cục Hàng hải Việt Nam nêu ý kiến.
Trước đó, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét về chủ trương xây dựng mới 3 cầu cảng tại khu bến Chân Mây phục vụ hàng hóa tổng hợp và container, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại khu vực.
Theo đề xuất, 3 bến cập tàu sẽ được đầu tư xây dựng đáp ứng cho tàu tổng hợp/container trọng tải đến 50.000DWT. Mỗi bến cảng có 1 cầu cảng với chiều dài là 270m/cầu. Thời gian đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2022-2026.
Tác giả: Quang Toàn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Căn hộ Bcons Solary Bình Dương
- cây xanh giả trang trí văn phòng ATZDECOR
- Dự án Haus Đà Lạt The One Destination
- akari city bình tân
- Xem thêm thông tin
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy