Bà May tuyên bố từ chức hôm 24/5 vừa qua, với lí do thất bại trong việc thực hiện Brexit. Việc này nhiều khả năng sẽ mở đường cho người lãnh đạo mới, người có thể đưa ra một quyết định rời bỏ dứt khoát hơn với Liên minh châu Âu, dẫn đến việc chạm trán với EU hoặc một cuộc bầu cử Quốc hội.
Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố từ chức từ ngày 7/6.
Khi phát biểu tranh cử trước các thành viên Đảng Bảo thủ, những người sẽ bỏ phiếu quyết định người chiến thắng trong cuộc chạy đua, bốn trong số các ứng cử viên đã nói rằng nước Anh phải rời khỏi EU vào ngày 31/10, ngay cả khi không đạt được thỏa thuận nào. Phần lớn thành viên Đảng Bảo thủ ủng hộ việc rời khỏi EU.
“Tôi sẽ đấu tranh để có được một thỏa thuận công bằng hơn khi ở Brussels… nhưng nếu không, tôi sẽ tuyên bố rõ ràng là chúng ta sẽ rời EU vào tháng 10, theo điều kiện của WTO”, cựu Bộ trưởng phụ trách Brexit Dominic Raab cho biết. Các nhà phân tích xếp ông Raab thứ hai trong những người có khả năng chiến thắng cao nhất.
“Nếu bạn không sẵn sàng rời bỏ một cuộc thương lượng, thì phía đối phương sẽ không tập trung được… Tôi sẽ không yêu cầu gia hạn thêm nữa”.
Các ứng cử viên khác như Esther McVey và Andrea Leadsom cũng có những phát biểu tương tự vào hôm 26/5. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson, ứng cử viên sáng giá nhất, phát biểu hôm 24/5 rằng: “Có thỏa thuận hay không, chúng ta cũng sẽ rời khỏi EU vào ngày 31/10”.
Một chiến thuật nguy hiểm
Liên minh châu Âu đã tuyên bố sẽ không mở lại các cuộc đàm phán xoay quanh thỏa thuận rút lui của Anh. Thỏa thuận này đã bị Quốc hội Anh từ chối 3 lần, nhưng đồng thời các nhà lập pháp nước Anh cũng liên tục bỏ phiếu từ chối khả năng rút lui mà không có thỏa thuận.
Nhấn mạnh về sự chia rẽ sâu sắc trong đảng cầm quyền về những bước đi tiếp theo với Brexit, nhiều thành viên kì cựu của Đảng Bảo Thủ, trong đó có ứng cử viên Thủ tướng Rory Stewart, đã cảnh cáo các ứng cử viên không nên theo đuổi chính sách rút lui mà không có thỏa thuận.
Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond.
Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond cho biết Quốc hội sẽ “kịch liệt phản đối” chiến thuật không thỏa thuận, và một Thủ tướng mà ngó lơ Quốc hội thì sẽ “không thể tồn tại được lâu dài”.
“Tôi kêu gọi tất cả đồng nghiệp của tôi đang tham gia ứng cử hãy chấp nhận thỏa hiệp. Đến Quốc hội với một tư tưởng tuyệt đối cứng rắn và thách Quốc hội phải chấp nhận là một chiến thuật tương đối nguy hiểm”, ông Hammond nói với đài BBC.
Ông Hammond cho biết ông sẽ không thể ủng hộ một chiến thuật rút lui không có thỏa thuận. “Trong 22 năm ở Quốc hội, tôi chưa bao giờ bỏ phiếu chống lại Bảo thủ… và tôi không muốn phải nghĩ đến việc thực hiện hành động đó vào lúc này”, ông Hammond nói.
Đảng Lao động đối lập cho biết đảng này đang làm việc với các đảng khác để cố gắng ngăn chặn người kế nhiệm bà May đưa nước Anh ra khỏi EU mà không có thỏa thuận nào.
“Có một rủi ro lớn cho việc một nhân vật ủng hộ Brexit cực đoan sẽ trở thành lãnh đạo Đảng Bảo thủ và đưa chúng ta nhảy qua bờ vực của chiến thuật không thỏa thuận”, phát ngôn viên tài chính của Đảng Lao động John McDonnell phát biểu. “Chúng ta phải ngăn chặn viễn cảnh này”.
Quyết định về người kế nhiệm bà Theresa May sẽ được công bố vào giữa tháng 7 - Chủ tịch Đảng Bảo thủ Brandon Lewis cho biết.
Theo VietNamNet
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy