Cuộc “hôn phối” ngân hàng và công ty tài chính: Tiềm ẩn nhiều bất trắc?
Trong thời gian gần đây, các thương vụ đình đám mua lại công ty tài chính của giới ngân hàng đã diễn ra thành công. Nhiều ý kiến cho rằng, thời đại "con lai” đang dần hình thành. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lại cho rằng cuộc "hôn phối” này tiềm ẩn nhiều bất trắc!
Trong thời gian gần đây, các thương vụ đình đám mua lại công ty tài chính của giới ngân hàng đã diễn ra thành công. Nhiều ý kiến cho rằng, thời đại "con lai” đang dần hình thành. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lại cho rằng cuộc "hôn phối” này tiềm ẩn nhiều bất trắc!
Maritime Bank đã trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty tài chính
dệt may sau khi mua lại toàn bộ số cổ phần của Vinatex tại công ty này
Ảnh: Hoàng Long
Xu hướng được thúc đẩy
Thống kê mới nhất của NHNN cho thấy, trong 5 tháng đầu năm tổng tài sản của các công ty tài chính giảm 3,39% so với cuối năm 2013. Vốn tự có của các công ty tài chính trong cả năm 2013 cũng đã giảm tới 75,17%, vốn điều lệ giảm 24,16%. Rõ ràng, các công ty tài chính đang có những trục trặc nhất định, và nếu như không muốn nói là "sống dở chết dở”. Cuộc "hôn phối” giữa ngân hàng với công ty tài chính vì vậy không đơn thuần chỉ là "tình yêu”.
Maritime Bank đã trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty tài chính dệt may sau khi mua lại toàn bộ số cổ phần của Vinatex tại công ty này (64,1%). VPBank cũng đã chính thức thông báo mua lại công ty TNHH Một thành viên tài chính Than- Khoáng sản Việt Nam (CMF) từ Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). SHB mua lại Công ty tài chính Vietel - Vinaconex… Xu hướng ngân hàng thâu tóm công ty tài chính đang diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh.
Có nhiều mục đích để ngân hàng mua lại công ty tài chính. Thứ nhất, các ngân hàng muốn phát triển cơ sở khách hàng và đẩy mạnh hoạt động bán lẻ thông qua thâu tóm công ty tài chính. Đối tượng cho vay của các công ty tài chính khá riêng biệt, phục vụ chủ yếu các khách hàng cá nhân nhỏ lẻ với các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Đây là phân khúc mà các ngân hàng thương mại đang muốn đẩy mạnh và điều này có thể thực hiện được thông qua mua lại công ty tài chính. Thêm nữa, Nghị định 39/2014/ NĐ-CP đã cho phép công ty tài chính được thực hiện các hoạt động ngân hàng về phát hành thẻ tín dụng, huy động vốn của các tổ chức, bảo lãnh, bao thanh toán. Theo đó, các ngân hàng có thể tận dụng kênh này để cung cấp các sản phẩm bán lẻ và tiện ích thanh toán.
Các tập đoàn Nhà nước hiện nay cũng đang vào giai đoạn nước rút để rút chân khỏi lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản. Nhu cầu bán lại các công ty tài chính, trả lại công ty tài chính về vị trí cho các ngân hàng để tăng hiệu quả đi vay – cho vay rất lớn. Chưa kể Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6-3-2014 của Chính phủ còn ghi rõ, việc thoái vốn tại các Công ty đầu tư tài chính, các Ngân hàng thương mại của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước có thể giao các Ngân hàng thương mại Nhà nước mua lại, hoặc chuyển NHNN Việt Nam làm đại diện chủ sở hữu.
Hình thành "đứa con lai”
Nhưng có một thực tế, 2 chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả sinh lời của nguồn vốn và tổng tài sản (ROA và ROE) của toàn hệ thống ngân hàng ngày 30-6, lần lượt đạt 0,39% và 3,96%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 14,19%, cao hơn mức chuẩn đang áp dụng là 9%. Còn các công ty tài chính hiện nay ROA và ROE lần lượt là 0,01% và 0,12%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 8,65%. Các công ty tài chính cũng đang ngập đầu trong đống nợ xấu, vì trong suốt 1 thời gian dài các công ty này có nhiệm vụ cho công ty con của các doanh nghiệp Nhà nước vay. Việc mua lại các công ty tài chính đã khiến những chỉ tiêu phần nào bị san sẻ. Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng nhiều khả năng sẽ không thể giữ được con số 14.19% như trước. "Sức khỏe” của khối ngân hàng vẫn đang bị đe dọa bởi nợ xấu nay cõng thêm phần của công ty tài chính, có thể khiến khối ngân hàng oằn lưng. Vấn đề quản trị của hệ thống tài chính sẽ ra sao sau khi sáp nhập và những dịch vụ gì sẽ được phát huy?
Theo thống kê, hiện nay có 20 công ty tài chính trong đó phần nhiều là các công ty tài chính trực thuộc các Tập đoàn Nhà nước đi theo hướng cho thuê tài chính, còn lại là các công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
Hiện nay thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam đang thay đổi. Theo đó, thay vì việc tích lũy đủ số tiền để mua một sản phẩm mình mong muốn, khách hàng hiện đang hướng đến việc mua sản phẩm mà mình thích và thanh toán bằng các khoản tích lũy sau đó. Các công ty tài chính đã khai thác được thị trường này trước cả ngân hàng. Trên thị trường những dịch vụ tín dụng cho vay mua điện máy đã hình thành. Chắc chắn sẽ được phát triển mạnh hơn trong tương lai gần, một khi việc sáp nhập Ngân hàng – công ty tài chính trở thành trào lưu, xu hướng.
Thúy Hằng – daidoanket.vn
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Nóng cùng chuyên mục
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
Đang phổ biến
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy