Hàng ngàn lượt máy bay đã thi nhau trút bom xuống Hà Nội (Nguồn: Internet)
Nhưng thực tế, đã xảy ra một “cuộc quyết đấu” chưa từng có trong lịch sử chiến tranh thế giới: Sau 12 ngày đêm “bão lửa”, lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam bằng tinh thần quyết thắng, mưu trí, sáng tạo và thế trận Chiến tranh nhân dân đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược của Mỹ, thêm hàng trăm tù binh Phi công Mỹ bị bắt, gây áp lực cho Chính phủ Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, Báo An ninh Tiền Tệ và Truyền thông (ANTT.VN) xin giới thiệu với bạn đọc chiến tích hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Kỳ 1: “Hòa bình đang có trong tầm tay” hay “Hòa bình ở trên đầu ngọn bút”
Để nhanh chóng tìm ra lối thoát cho hòa đàm, trong một cuộc tiếp xúc với phi đoàn Mỹ, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ thay mặt phải đoàn Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã chủ động đưa ra một bản dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Sau gần một tuần thương lượng, ngày 12 tháng 10 năm 1972 phía Mỹ đã chấp thuận những nội dung chính trong bản dự thảo của ta. Họ còn thỏa thuận một thời gian cụ thể cho việc ký kết Hiệp định và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Sau đó, phía Mỹ yêu cầu ta cho lùi lại thời gian (21 tháng 10: ngừng ném bom và thả mìn; 24 tháng 10: ký tắt; 30 tháng 10: ký chính thức; 31 tháng 10: chấm dứt chiến tranh). Với thiện chí, Việt Nam đã đồng ý. Tuy nhiên, “Bản thỏa thuận ngừng bắn tháng Mười” đó đã không được Mỹ tôn trọng và thực hiện. Nhà Trắng đã đơn phương lật lọng những cam kết thỏa thuận của mình. Kissinger một mặt đổ lỗi cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu không chịu ký; mặt khác lại lừa bịp nhân dân Mỹ “Hòa bình đang ở trong tầm tay” để họ bỏ phiếu cho Nixon.
Ngày 24 tháng 11, sau khi đổ tội cho phía Việt Nam là “cản trở cuộc hòa đàm” và “thiếu thiện chí” Henry Kissinger đã công khai hăm dọa: “Nếu các ngài không biết điều, Tổng thống của chúng tôi sẽ ra lệnh ngừng đàm phán để tiếp tục các hành động quân sự và hậu quả sẽ thật khó lường!”.
Ngày 13 tháng 12 năm 1972, các cuôc đàm phán đã hoàn toàn bế tắc. Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trở về Hà Nội, còn Henry Kissinger thì bay về Washington. Trước khi rời Paris, tại sân bay Orly, Kissinger còn lớn tiếng vu khống Việt Nam với các nhà báo quốc tế: “Hà Nội phá vỡ cuộc hòa đàm”. Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đã nghiêm khắc cảnh báo Kissinger: “Các ông cố tình gieo gió thì ắt phải gặt bão!”.
Chiếc máy bay chở Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đáp xuống sân bay Gia Lâm vào buổi chiều ngày 18 tháng 12 năm 1972. Nghĩa là chỉ vài giờ sau, những loạt bom B52 “trải thảm” đầu tiên được trút xuống Hà Nội.
“Cuộc quyết đấu lịch sử” sắp bắt đầu! (Còn tiếp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy