Cụ thể, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo chính thức phát hành Chứng chỉ tiền gửi Phát Lộc dành cho khách hàng cá nhân tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc. Tổng mệnh giá đợt phát hành là 5.000 tỷ đồng.
Theo đó, với số tiền tối thiểu chỉ từ 100.000 đồng, các khách hàng có thể tham gia chương trình và hưởng mức lãi suất như sau: lãi suất năm đầu tiên đối với kỳ hạn 6 năm và 8 năm lần lượt là 9,1%/năm và 9,3%/năm; lãi suất các năm tiếp theo sẽ được điều chỉnh phù hợp, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường.
Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá tương tự Sổ tiết kiệm, Hợp đồng tiền gửi do ngân hàng phát hành để chứng nhận quyền sở hữu của khách hàng đối với một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Đặc biệt, khi có nhu cầu sử dụng vốn đột xuất, khách hàng có thể cầm cố chứng chỉ tiền gửi để vay vốn tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn hệ thống SHB tại Việt Nam với lãi suất tối thiểu bằng lãi suất của chứng chỉ tiền gửi.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể dùng chứng chỉ tiền gửi để làm tài sản đảm bảo vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng khác theo quy định của ngân hàng và của pháp luật.
Hồi tháng 3, SHB cũng thông báo phát hành chứng chỉ tiền gửi đợt 1 dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp với tổng mệnh giá đợt phát hành là 10.000 tỷ đồng, lãi suất huy động lên tới 8,9%/năm.
Theo nhận định của một số chuyên gia ngân hàng, so với tiền gửi tiết kiệm truyền thống, huy động bằng chứng chỉ tiền gửi ngân hàng sẽ phải trả một chi phí vốn cao hơn nhưng đổi lại sẽ thu hút một nguồn vốn dài hạn hơn để vừa đảm bảo thanh khoản vừa cơ cấu lại dòng vốn của mình.
Điều này là cần thiết trong bối cảnh một bộ phận của vốn dài hạn khác của các ngân hàng là vốn tự có đang tăng khá chậm.
Trước SHB, MBBank thông báo huy động thành công 6.766 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá từ 1 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng. Trong khi đó vào cuối tháng 11 vừa qua, ACB cũng đã lên phương án phát hành tối đa 5.000 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi trong đợt phát hành riêng lẻ lần 1 năm 2019.
Thời gian qua, để huy động vốn trung dài hạn, nhiều ngân hàng đã chọn cách phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao hơn biểu lãi suất tiết kiệm thông thường. Một số ngân hàng khác huy động vốn bằng cách tăng lãi suất ở các kỳ hạn dài. Như tại Eximbank, khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến kỳ hạn từ 24-36 tháng được lãi suất tới 8,5%/năm, cao hơn 0,1%/năm so với gửi tại quầy.
Việc này được thực hiện trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đã giảm trần lãi suất tối đa bằng VNĐ đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm xuống 5%/năm.
Với lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên các ngân hàng thương mại được thoả thuận với khách hàng.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy