Cơ quan điều tra cáo buộc từ năm 2021, thông qua việc làm Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu của Bộ Tài chính tại Xuyên Việt Oil, bị can Đặng Công Khôi biết rõ các sai phạm trong quản lý quỹ tại doanh nghiệp nhưng không xử lý. Trái lại, ông ta nhận hối lộ 20.000 USD, hành vi này "tiếp sức" cho doanh nghiệp chiếm dụng quỹ, gây thất thoát tài sản nhà nước.
15 bị can phạm 4 nhóm tội
Ban hành kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đề nghị truy tố 15 bị can về 4 nhóm tội “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Trong đó, bà Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil) bị đề nghị truy tố về 2 tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Đưa hối lộ”
Bị can Mai Hồng Hạnh (trái) và Nguyễn Thị Như Phương.
Bà Nguyễn Thị Như Phương (Phó giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) bị đề nghị truy tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí"
Ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) bị đề nghị truy tố 2 tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ"
7 bị can: Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Công Thương); Trần Duy Đông (nguyên Vụ trưởng Thị trường trong nước, Bộ Công Thương); Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Lộc An (đều nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước); Lê Duy Minh (nguyên Giám đốc Sở Tài chính TPHCM, nguyên cục trưởng Thuế TPHCM); Đặng Công Khôi (nguyên Cục phó Quản lý giá, Bộ Tài chính); Phan Kiến Anh (nguyên Giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn) bị đề nghị truy tố tội “Nhận hối lộ”.
5 bị can, gồm: Nguyễn Văn Thắng (nguyên Phó giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Xuyên Việt Oil); Vũ Trung Thành (nguyên Giám đốc Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân); Đinh Tiến Dũng (kế toán trưởng Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil); Nguyễn Tấn Long (Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil); Đồng Xuân Dũng (lao động tự do), bị đề nghị truy tố tội “Đưa hối lộ”.
Kết luận điều tra cáo buộc, quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu, Chủ tịch Công ty Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh, có vi phạm trong việc quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu (BOG) và nhiệm vụ thu hộ, chuyển nộp tiền thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách Nhà nước, gây thiệt hại tổng cộng 1.463 tỷ đồng.
Bị can Đặng Công Khôi.
Biết doanh nghiệp sai nhưng không xử lý
Để che giấu sai phạm, bị can Hạnh chỉ đạo thuộc cấp hối lộ nhiều cựu quan chức. Trong đó, hối lộ bị can Đặng Công Khôi (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính).
Theo kết luận, ông Khôi có quyền và chịu trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giá hàng tư liệu sản xuất thực hiện việc kiểm tra, giám sát Quỹ BOG xăng dầu để tại các doanh nghiệp làm Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong đó có Xuyên Việt Oil.
Từ tháng 10/2017 - 2023, Xuyên Việt Oil và ngân hàng không thực hiện gửi sao kê tài khoản BOG đến Cục Quản lý giá theo quy định. Dù được bà Trần Thị Mỹ Dung (lãnh đạo Phòng Giá hàng tư liệu sản xuất) và ông Vũ Quang Hà (Chuyên viên phụ trách theo dõi Quỹ BOG) báo cáo, nhưng bị can Khôi không chỉ đạo áp dụng biện pháp xử lý kịp thời, không nhắc nhở Xuyên Việt Oil chấp hành đúng quy định.
Hành vi này của Khôi gián tiếp tạo điều kiện cho Mai Thị Hồng Hạnh chiếm dụng, sử dụng trái phép số tiền phải trích nộp vào tài khoản Quỹ BOG.
Ngoài ra, Cơ quan điều tra cáo buộc từ năm 2021, thông qua việc làm Trưởng Đoàn kiểm tra thực hiện trích lập, sử dụng Quỹ BOG xăng dầu của Bộ Tài chính tại Xuyên Việt Oil, Đặng Công Khôi biết rõ các sai phạm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do được Mai Thị Hồng Hạnh chi tiền hối lộ nên Khôi không đề xuất áp dụng biện pháp xử lý.
Cụ thể, ngày 10/6/2019, Khôi làm Trưởng Đoàn kiểm tra tại Công ty Xuyên Việt Oil. Bị can phát hiện doanh nghiệp không thực hiện việc nộp tiền vào Quỹ BOG, nhưng không kiến nghị, đề xuất xử lý. Lần này, Hạnh đưa tiền hối lộ nhưng Khôi không nhận.
Tiếp đó, ngày 25/3/2021, Khôi tiếp tục làm Trưởng đoàn kiểm tra tại Xuyên Việt Oil và phát hiện công ty này không thực hiện việc nộp tiền vào Quỹ BOG, nên đã yêu cầu phải nộp tiền vào quỹ. Do bị yêu cầu, Mai Thị Hồng Hạnh bàn bạc với bị can Đinh Tiến Dũng (Kế toán trưởng) chi hối lộ 50.000 USD cho Khôi để xin bỏ qua vi phạm.
Cùng hôm đó, Dũng điện thoại hẹn gặp Khôi, một ngày sau, tại Nhà khách Quốc hội (ở TPHCM), Dũng đưa cho Khôi 20.000 USD, còn mang 30.000 USD về hoàn trả lại cho Hạnh.
Giai đoạn điều tra, bị can Khôi đã nộp 20.000 USD nhận hối lộ.
Tác giả: Hoàng An - Minh Đức
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy