Tin liên quan
Các bị cáo bị dẫn giải sau phiên tòa (ảnh: Hoàng Điệp)
Ngày 30-10, tiếp tục phiên xét xử 11 bị cáo trong vụ án thất thoát 966 tỷ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 6 (Agribank CN6), đại diện nguyên đơn dân sự trong vụ án này là Agribank Việt Nam đề nghị HĐXX trả lại các giấy tờ mà Dương Thanh Cường đã thế chấp cho ngân hàng này.
Trong khi đó, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank) cũng khẳng định những giấy tờ thế chấp này là của ngân hàng Phương Nam.
Agribank đề nghị hoàn trả 1.500 tỷ đồng
Luật sư Trương Thị Hòa (đoàn Luật sư TP.HCM) bảo vệ quyền lợi cho Agribank Việt Nam cho biết để đảm bảo việc thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả, đề nghị HĐXX yêu cầu các bên liên quan hoàn trả cho ngân hàng này tổng cộng 1.500 tỉ (chứ không phải là 966 tỉ như cáo trạng công bố).
Luật sư Trương Thị Hòa - bảo vệ quyền lợi cho Agribank Việt Nam - Ảnh: Hoàng Điệp
Theo bà Hòa, sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do số tiền mà cáo trạng quy kết chưa được tính lãi, gây thiệt hại cho Agribank Việt Nam.
Theo đó, luật sư Trương Thị Hòa yêu cầu Công ty Thanh Phát phải thanh toán số tiền 250 tỉ đồng cho khoản vay 170 tỉ có thế chấp bằng giấy chứng nhận số 10 Âu Cơ của Công ty Dệt kim Đông Phương.
Nếu công ty Thanh Phát của Dương Thanh Cường không thể trả được số tiền này thì Agribank Việt Nam đề nghị được xử lý tài sản đảm bảo khác để thu hồi nợ.
Theo đó, liên quan đến khoản tiền này, Agribank yêu cầu được nhận lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất tại số 10 Âu Cơ, bởi thực tế, đây là tài sản đảm bảo được công ty Thanh Phát thực hiện đối với khoản vay này.
Luật sư Trương Thị Hòa cho rằng giấy này chứng nhận tài sản của Nhà nước, không được sang nhượng, không được chuyển đổi, bởi vậy, việc đổi tên sang nhượng thửa đất này là trái pháp luật, do đó, cần phải thu hồi giấy này để đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng Agribank.
Nói về ý kiến này, luật sư Lưu Văn Tám, bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng Phương Nam cho rằng giấy chứng nhận số 10 Âu Cơ đã được chuyển nhượng sang tên của Công ty Đông Phương Phát chứ không còn là của Công ty Đông Phương, và Phương Nam không hề biết việc các giấy chứng nhận này đã được thế chấp.
Bản thân ngân hàng Agribank không đăng ký giao dịch bảo đảm nên Phương Nam không có trách nhiệm bảo đảm tài sản cho Agribank, do đó luật sư Tám khẳng định việc Phương Nam nhận thế chấp là đúng luật, và tuân thủ các trình tự thủ tục về vay và cho vay.
Hiện nay, giữa Phương Nam và Dương Thanh Cường không còn liên quan gì đến tài sản với nhau, bởi toàn bộ các hợp đồng đã được tất toán.
Luật sư Lưu Văn Tám, bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng Phương Nam - Ảnh: Hoàng Điệp
23 giấy chứng nhận đất ở Bình Chánh là của Ngân hàng Phương Nam?
Liên quan đến khối tài sản 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Bình Chánh được Dương Thanh Cường chỉ đạo những nhân viên của mình thế chấp ở Agribank CN6 để vay 628 tỷ, sau đó mượn lại giấy tờ này để sang tên và tiếp tục thế chấp ở ngân hàng Phương Nam vay tiền, luật sư Trương Thị Hòa yêu cầu HĐXX tuyên buộc Công ty Thanh Phát của Dương Thanh Cường phải thanh toán số tiền 1.200 tỷ đồng (bao gồm cả gốc và lãi).
Trong trường hợp công ty này không thanh toán được tiền thì Agribank Việt Nam đề nghị được xử lý tài sản bảo đảm, đồng thời Agribank cũng xin nhận lại 23 giấy chứng nhận nêu trên bởi Dương Thanh Cường đã bị truy tố, xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, như vậy, đương nhiên 23 giấy chứng nhận kia cũng là tang vật của vụ án, do đó cần phải thu hồi để trả lại cho Agribank Việt Nam.
Bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng Phương Nam, luật sư Lưu Văn Tám cho rằng theo lời khai trước tòa của bị cáo Hồ Đăng Trung cũng như lời khai của đại diện Agribank, thời điểm Agribank CN6 thực hiện cho vay và thế chấp 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Bình Chánh thì các giấy chứng nhận này còn đứng tên các hộ dân.
Việc Agribank cho rằng ngân hàng này đã đăng ký thông tin trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và buộc các ngân hàng khác phải biết thông tin này là không hợp lý bởi Ngân hàng Phương Nam không hề biết việc 23 giấy này đã được thế chấp.
Luật sư Tám cũng cho rằng pháp luật không hạn chế quyền nhận thế chấp 23 giấy này của Ngân hàng Phương Nam bởi khi Agribank CN6 nhận thế chấp đã không đăng ký giao dịch bảo đảm, do vậy Agribank không thể hạn chế quyền thế chấp đối với bên thứ ba.
Khi ngân hàng Phương Nam nhận thế chấp với 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này thì 23 giấy đã được các hộ dân chuyển nhượng cho công ty Thanh Phát (do Dương Thanh Cường thành lập).
Luật sư Tám cho rằng hợp đồng thế chấp giữa Ngân hàng Phương Nam và công ty Thanh Phát liên quan đến 23 giấy chứng nhận này là hợp đồng ngay tình. Sau này, khi không có tiền trả, Dương Thanh Cường đã dùng 23 giấy chứng nhận này được gán nợ cho ngân hàng Phương Nam và Phương Nam đã có nghị quyết chấp thuận gán nợ bằng tài sản thế chấp.
Đến tháng 1-2010, các công ty Thanh Phát, Bình Phát (do Dương Thanh Cường lập) không còn gì liên quan đến 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Toàn bộ diện tích đất 105.181 m2 đất ở Bình Chánh này hoàn toàn thuộc về quyền sở hữu của ngân hàng Phương Nam.
Luật sư Lưu Văn Tám cho rằng việc cơ quan điều tra thu giữ các giấy tờ liên quan đến lô đất trên khi cho rằng đây là tang vật của vụ án là chưa đúng với quy định của pháp luật. Luật sư Tám đề nghị HĐXX tuyên trả 23 giấy chứng nhận này cho Phương Nam và bác yêu cầu của Agribank.
Theo Tuổi Trẻ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy