Dòng sự kiện:
Đại án DongA Bank: Chồng vay, vợ cũ phải liên đới bồi thường 1.200 lượng vàng?
02/06/2019 15:08:55
Liên quan đến việc vợ cũ của bị cáo Nguyễn Hồng Ánh (cựu cán bộ Công an TP.HCM) có phải liên đới cùng chồng bồi thường 1.200 lượng vàng SJC cho DongA Bank hay không, cũng gây nhiều tranh cãi tại tòa.

Sau 1 tuần xét xử phúc thẩm vụ án Trần Phương Bình (61 tuổi, nguyên Tổng giám đốc DongA Bank), Phan Văn Anh Vũ (44 tuổi, tức Vũ Nhôm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79) cùng đồng phạm phạm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại cho DongA Bank hơn 3.600 tỷ đồng, HĐXX thông báo sẽ nghị án dài ngày và tuyên án chiều 7/6 tới.

Trong những ngày xét xử, liên quan đến việc vợ cũ của bị cáo Nguyễn Hồng Ánh (cựu cán bộ Công an TP.HCM) có phải liên đới cùng chồng bồi thường 1.200 lượng vàng SJC cho DongA Bank hay không, cũng gây nhiều tranh cãi tại tòa.

Theo bản án sơ thẩm, ngày 14/1/2008, bị cáo Nguyễn Hồng Ánh cùng vợ là bà Lương Ánh Trúc ký hợp đồng vay ngắn hạn 2.000 lượng vàng SJC của DongA Bank.

Sau nhiều lần đảo nợ đến ngày 26/1/2010, Nguyễn Hồng Ánh còn nợ DongA Bank 1.900 lượng vàng SJC. Nhưng sau đó, Nguyễn Hồng Ánh đã bàn bạc thống nhất với Trần Phương Bình là Ánh chỉ đưa khoảng 32,5 tỷ đồng cho DongA Bank, thông qua sổ tiết kiệm của Ánh gửi tại DongA Bank, phần chênh lệch còn lại, 1.200 lượng vàng SJC thì Bình chỉ đạo cấp dưới cho Ánh tất toán khống. Và sau đó, bị cáo Trần Phương Bình cũng đã sử dụng hết toàn bộ số tiền hơn 32,5 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm của Nguyễn Hồng Ánh đã nộp vào DongA Bank để trả nợ.

Trong những ngày xét xử, liên quan đến việc vợ cũ của bị cáo Nguyễn Hồng Ánh (cựu cán bộ Công an TP.HCM) có phải liên đới cùng chồng bồi thường 1.200 lượng vàng SJC cho DongA Bank hay không, cũng gây nhiều tranh cãi tại tòa.

Theo bản án sơ thẩm, ngày 14/1/2008, bị cáo Nguyễn Hồng Ánh cùng vợ là bà Lương Ánh Trúc ký hợp đồng vay ngắn hạn 2.000 lượng vàng SJC của DongA Bank.

Sau nhiều lần đảo nợ đến ngày 26/1/2010, Nguyễn Hồng Ánh còn nợ DongA Bank 1.900 lượng vàng SJC. Nhưng sau đó, Nguyễn Hồng Ánh đã bàn bạc thống nhất với Trần Phương Bình là Ánh chỉ đưa khoảng 32,5 tỷ đồng cho DongA Bank, thông qua sổ tiết kiệm của Ánh gửi tại DongA Bank, phần chênh lệch còn lại, 1.200 lượng vàng SJC thì Bình chỉ đạo cấp dưới cho Ánh tất toán khống. Và sau đó, bị cáo Trần Phương Bình cũng đã sử dụng hết toàn bộ số tiền hơn 32,5 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm của Nguyễn Hồng Ánh đã nộp vào DongA Bank để trả nợ.

Ngoài bản án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo Ánh 10 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, TAND TP.HCM cũng tuyên buộc bị cáo Ánh và vợ là bà Lương Ánh Trúc phải bồi thường cho DongA Bank 1.200 lượng vàng, số tiền mà hai vợ chồng Ánh chưa tất toán cho ngân hàng, cùng lãi phát sinh 413 lượng vàng SJC, tương đương 53,3 tỷ đồng.

Không đồng tình, bà Trúc (nay đã ly hôn với ông Ánh) kháng cáo bản án sơ thẩm, cho rằng dù cùng ông Ánh ký hợp đồng vay tiền DongA Bank, song 2 vợ chồng đến nay đã ly hôn, đồng thời người trực tiếp nhận vàng để kinh doanh làm ăn là ông Ánh, bà không liên quan nên bà Trúc không đồng ý liên đới bồi thường.

Cùng đứng tên vay, phải chịu trách nhiệm

Tại tòa, đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đánh giá, năm 2008 khoản vay 2.000 lượng vàng SJC giữa DongA Bank và ông Ánh được hình thành trong thời kỳ hôn nhân giữa bà Trúc và bị cáo Ánh. Đến nay, khoản vay chỉ mới tất toán được hơn 32,5 tỷ đồng, phần còn lại cấp sơ thẩm buộc bà Trúc liên đới cùng bị cáo Nguyễn Hồng Ánh phải trả cho DongA Bank là có căn cứ, đúng quy định của Bộ luật Dân sự và luật Hôn nhân gia đình, cho nên Viện kiểm sát đề nghị HĐXX phúc thẩm bác kháng cáo của người liên quan là bà Trúc.

Theo luật sư Trần Mạnh Hùng (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), nghĩa vụ trả nợ sẽ được dựa vào hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và bên liên quan. Vì vậy, khi buộc liên đới bồi thường, HĐXX sẽ căn cứ vào người đứng tên vay và đứng tên thế chấp.

“Dù bà Trúc khai không sử dụng nguồn vàng vay, nhưng khi đã ký tên hợp đồng tín dụng và dùng tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để thế chấp thì phải chịu có nghĩa vụ thanh toán khoản vay”, luật sư Hùng nhấn mạnh.

Theo luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), luật Hôn nhân và gia đình đều có chế định tài sản chung và riêng trong hôn nhân, nếu các bên có thỏa thuận. Vì vậy, nếu không muốn phát sinh các tranh chấp trong các giao dịch tại thời điểm hôn nhân, thì các bên phải có thỏa thuận rõ ràng, hoặc không tham giá ký những giao dịch mà mình không liên quan. 

 Theo Thanh Niên

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến