Luật sư Uyên cũng nêu rằng, hiện cơ quan tố tụng chưa kiên quyết thu hồi tiền khắc phục hậu quả, gián tiếp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ông Thanh, bà Bích. Ngoài Phạm Công Danh, các bị cáo khác không phải bồi thường.
Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên tổng hợp 20 vụ án đã được xét xử về về tội danh tương tự như vụ án Phạm Công Danh, trong đó có nhiều vụ được dư luận đặc biệt quan tâm, nhưng không có vụ án nào thu hồi, xử lý vật chứng như vụ án Phạm Công Danh.
Cũng liên quan đến vấn đề này, luật sư Hoàng Đôn Hùng- Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh là luật sư có nhiều kinh nghiệm trong các vụ án liên quan đến ngành ngân hàng, đã có những bình luận, phân tích rất đáng chú ý về vấn đề này.
Theo luật sư Hoàng Đôn Hùng phân tích thì Bộ luật Hình sự có quy định về biện pháp tư pháp là thu hồi tài sản do phạm tội mà có, đây là biện pháp cưỡng chế, có tính chất trừng phạt, áp dụng với người phạm tội với các tội danh có hành vi vụ lợi như chiếm đoạt tài sản, thu lời bất chính (buôn lậu, cờ bạc …). Với các tội danh không mang tính chất vụ lợi như cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay thì không có khái niệm tài sản do phạm tội mà có. Do đó, với vụ án Phạm Công Danh, bản án sơ thẩm không xác định số tiền hơn 5.600 tỷ đồng trên là tài sản do phạm tội mà có. Bản án sơ thẩm xác định số tiền hơn 5.600 tỷ đồng trên là vật chứng và thu hồi trả cho VNCB. Vấn đề đang tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm Phạm Công Danh là số tiền này có phải vật chứng không, nếu có thì có thể thu hồi để trả cho VNCB không?
Theo Bản án sơ thẩm, Phạm Công Danh có hành vi cố ý làm trái khi rút 5.190 tỷ đồng từ VNCB không có chứng từ. Số tiền này được chuyển cho ông Trần Quí Thanh trả nợ cho giao dịch cá nhân khác. Ông Trần Quí Thanh đã chuyển số tiền này cho nhiều người khác, những người này lại dùng để trả nợ các khoản vay tại VNCB.Về hành vi vi phạm quy định về cho vay, Phạm Công Danh rút tiền vay của VNCB qua các công ty của mình, sau đó bên vay tại VNCB lại chuyển cho các công ty, cá nhân khác trước khi chuyển cho ông Trần Quí Thanh (500 tỷ đồng), bà Trần Ngọc Bích (119 tỷ đồng). Ông Thanh, bà Bích tiếp tục dùng số tiền này cho các mục đích cá nhân khác.
Giao dịch ngay tình được pháp luật bảo vệ
Luật sư Hùng phân tích rằng: Để dễ hiểu, có thể lấy ví dụ thay vì trả nợ cho ông Trần Quí Thanh, Phạm Công Danh dùng tiền rút từ VNCB đi ăn phở. Khi xét xử hành vi phạm tội của Phạm Công Danh thì Tòa sẽ không thể áp dụng quy định pháp luật về xử lý vật chứng để buộc người bán phở trả lại tiền tô phở. Vì giao dịch mua bán phở là giao dịch ngay tình, người bán phở không thể và không có nghĩa vụ phải biết Phạm Công Danh dùng tiền rút từ VNCB để mua phở. Đồng thời, tiền của Phạm Công Danh trả cho tô phở cũng đã được người bán phở trả tiền điện, trả tiền nước, trả tiền nguyên liệu, nhân công, tiền thuế. Không thể xác định được đồng tiền Phạm Công Danh rút từ VNCB đang ở đâu.
Văn Hải
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy