Sáng nay, Quốc hội bắt đầu 2 ngày thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2019 cũng như kế hoạch 2020.
Cùng với phần thảo luận của đại biểu, các thành viên Chính phủ sẽ được mời phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Ngay khi Quốc hội bắt đầu thảo luận kinh tế - xã hội, 105 đại biểu đăng ký phát biểu.
Tại buổi thảo luận, đại biểu Lưu Thành Công (Vĩnh Long) đã nêu những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và đưa ra giải pháp, mục tiêu phát triển.
Đại biểu Lưu Thành Công
Theo ông Công, rào cản lớn nhất trong sản xuất, canh tác nông nghiệp là sự ngăn cách thông tin giữa nông dân và thị trường. Hiện nay, người nông dân không nhận được thông tin chính thống mà phụ thuộc vào phần nhiều vào thương lái. Nếu để tình trạng này tiếp tục diễn ra, bi kịch kêu cứu về hàng nông sản vẫn sẽ còn tiếp diễn.
“Chừng nào thông tin chính thống về giá cả thị trường chưa đến với nông dân thì bi kịch tiêu thụ hàng nông sản sẽ tiếp diễn, không bao giờ chấm dứt”, đại biểu nhấn mạnh và đề nghị, các ngành bằng mọi cách đưa thông tin đến tận người dân để họ quyết định vật nuôi, cây trồng cho đáp ứng nhu cầu thị trường.
Rào cản thứ hai trong sản xuất nông nghiệp được đại biểu Lưu Thành Công đề cập là tích tụ và tập trung ruộng đất. Ông cho rằng, cần phân biệt rõ tích tụ ruộng đất và tập trung ruộng đất. Tích tụ ruộng đất gắn hẳn với chuyển nhượng quyền sở hữu đất, người nông dân sẽ mất quyền sở hữu, sử dụng. Quản lý nhà nước hiện nay là cấm tích tụ ruộng đất để đầu cơ, kinh doanh.
Ngược lại làm sao khuyến khích mô hình tập trung ruộng đất, liên kết các mảnh đất khác nhau của nhiều người để cùng khai thác. Hiện nay tập trung ruộng đất ở nước ta khá phổ biến, nông dân đồng tình.
Theo đại biểu, đây là mô hình tiến bộ, nhân bản nhất, giải quyết tâm lý sở hữu đất của nông dân. Nông dân có thể yên tâm vì mình vẫn sở hữu đất, trong khi có thể tập trung canh tác quy mô lớn.
Nhiều quốc gia đã thực hiện thành công mô hình này. Chúng ta cần khuyến khích mô hình tập trung ruộng đất theo quy mô phù hợp năng lực, trình độ sản xuất hiện nay do một nông dân, hợp tác xã đứng lại thuê để canh tác.
Đại biểu đề nghị nhà nước cần có chính sách đặc thù, ưu đãi cho loại hình này. Nếu rào cản này được tháo gỡ sẽ tác động lớn đến nông nghiệp như giúp dễ tiếp cận công nghệ mới, tập trung ruộng đất, sản xuất giá trị cao.
Cuối cùng là rào cản về tư duy kinh tế nhỏ lẻ. Ông đánh giá các địa phương vẫn chưa chuyển được từ tư duy kinh tế tỉnh sang kinh tế vùng. Hiện mỗi tỉnh làm một kiểu, dàn hàng ngang ra làm, thậm chí cạnh tranh lẫn nhau.
"Do vậy Chính phủ cần có chính sách căn cơ hơn phát triển kinh tế vùng, nhằm chuyển dần từ tư duy phát triển nông nghiệp thuần tuý là trồng lúa, chạy theo số lượng sang chất lượng, hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ", ông Công nói.
Đại biểu đoàn Vĩnh Long cũng đề nghị Chính phủ sớm có một chương trình tổng thể thực hiện nghị quyết 120 của Chính phủ. Đồng thời, sớm thành lập ban chỉ đạo hoặc ban điều phối để thực hiện các nhiệm vụ nhằm tăng cường sự liên kết giữa các địa phương.
Ly Na (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy