Chiều 7/9, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) đề cập tới tình trạng lợi dụng tiền ảo rửa tiền, tài trợ khủng bố. Dù hiện nay Nhà nước ta chưa công nhận các loại tiền ảo, nhưng theo đánh giá, Việt Nam là một trong những thị trường chơi tiền ảo rất lớn, là một trong 10 nước tham gia đông, là lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền rất lớn.
Tiền ảo, tài sản ảo với lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu đã trở thành kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng rửa tiền, tội phạm có thể dễ dàng chuyển đổi các loại tiền thu được thông qua hình thức bất hợp pháp thành "tiền sạch", chuyển qua các khoản tài trợ khủng bố thông qua việc trao đổi, mua bán đồng tiền ảo tại các quốc gia khác nhau.
"Thời gian gần đây, liên tiếp các đường dây đánh bạc, rửa tiền quy mô lớn, tuy nhiên các hoạt động này đang nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật, chưa chịu sự quản lý của cơ quan chức năng. Tiền ảo, tài sản ảo vẫn "lọt lưới" và quy định của pháp luật về PCRT chưa có quy định về lĩnh vực này. Việc bổ sung đối tượng tài sản ảo, tiền ảo vào dự thảo luật là hết sức cần thiết”, ông Phước nêu.
Còn theo ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP HCM), khi Việt Nam tham gia Công ước phòng, chống tội phạm có tổ chức và định chế phòng chống rửa tiền quốc tế đã khắc phục nhiều lỗ hổng luật hiện hành, giúp kiểm soát các dòng tiền "ra - vào" nghi ngờ rửa tiền...
"Vậy chúng ta phải xác định hành vi phạm tội, tức là tài sản do phạm tội mà có cụ thể như thế nào? Nếu đợi đến khi có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thì toàn bộ các hoạt động giao dịch đáng ngờ hoặc có nghi ngờ về rửa tiền rất khó có thể áp dụng biện pháp phòng, chống. Đây là vấn đề phải bổ sung, xem xét", đại biểu cho hay.
ĐBQH Nguyễn Minh Đức cũng băn khoăn, với các quy định trong dự thảo luật mới, chúng ta cơ bản kiểm soát dòng tiền giao dịch qua định chế ngân hàng, nhưng thực tế có những giao dịch tiền mặt, đặc biệt liên quan bất động sản thì công cụ nào, căn cứ nào, hành lang pháp lý nào có thể ngăn chặn hành vi rửa tiền?
“Có lẽ, dự thảo luật nên quy định các giao dịch đáng ngờ liên quan bất động sản. Cần làm rõ các hoạt động giao dịch, ví dụ có thể hành vi rửa tiền thông qua giao dịch chứng khoán, sau đó rút tiền ra mua bất động sản thì chúng ta có thể nghi ngờ, xác định đó là hành vi rửa tiền hay không?”, ông Đức nói.
Về một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật theo hướng quy định rõ định nghĩa về tài sản bảo đảm phù hợp, thống nhất với Bộ luật Dân sự và các luật liên quan.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cùng các bộ, ngành cũng đã có đề xuất thể hiện trong dự thảo ban đầu quy định đối tượng báo cáo về kinh doanh tài sản ảo. Tuy nhiên qua rà soát các quy định của pháp luật cho thấy, hệ thống pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về cơ quan quản lý cấp phép chính tài sản ảo. Vì vậy, trong quá trình soạn thảo, các cơ quan kiến nghị Chính phủ để trình Quốc hội phương án giao cho Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết.
Luật Phòng chống rửa tiền chỉ quy định về biện pháp phòng, chống…còn liên quan đến luật nguồn, tài sản nguồn sẽ được quy định ở các luật khác và trước mắt là giao Chính phủ hướng dẫn cụ thể.
Tác giả: Luân Dũng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy