Tin liên quan
Dự án Mỹ Đình Pearl sau 6 năm vẫn chưa được triển khai dù nhà đầu tư đã góp 500 tỷ đồng
Cái bắt tay của 5 ông lớn
Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) công bố quyết định sẽ bán đấu giá 2,4 triệu cổ phần Công ty CP Bất động sản Dầu khí Việt Nam - SSG (PV-SSG) với giá khởi điểm 10.080 đồng/CP.
Đây cũng là toàn bộ số cổ phần mà PVN nắm giữ tại công ty Bất động sản Dầu khí Việt Nam hiện tại, chiếm 4,8% trên tổng số vốn 500 tỷ đồng của doanh nghiệp này.
Thời gian đấu giá dự kiến ngày 16/3/2017 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
CTCP Bất động sản Dầu khí Việt Nam - SSG tiền thân là CTCP Đầu tư, xây dựng và kinh doanh dịch vụ Nhà ở Dầu khí – SSG, được thành lập từ năm 2010 với vốn điều lệ ban đầu chỉ 6 tỷ đồng với mục đích ban đầu là đầu tư, phát triển dự án “Tổ hợp khách sạn Dầu khí Việt Nam”.
Sự ra đời của PV – SSG là cái bắt tay hợp tác của các ông lớn họ dầu khí trong nhiều lĩnh vực thời điểm đó bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí (PVI), Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) và Công ty CP Tập đoàn SSG.
Đầu tư 500 tỷ, sau 5 năm thu về 2 tỷ
Theo báo cáo mà PVN công bố trong đợt thoái vốn tại PV-SSG, những con số về tình hình kinh doanh ảm đạm phần nào lý giải nguyên nhân hầu hết những cổ đông sáng lập đã dứt áo ra đi khỏi PV-SSG như PVI, PVC vào năm 2015 và lần này là Tập đoàn Dầu khí PVN.
Với định hướng ban đầu của 5 cổ đông sáng lập ra PV-SSG nhằm mục đích làm chủ đầu tư dự án Tổ hợp khách sạn 5 sao, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp với tên thương mại là Mỹ Đình Pearl, tọa lạc trên khu đất có diện tích 3,8 ha tại Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Dự án không chỉ là khoản đầu tư ngoài ngành đầy háo hức của các “ông lớn” họ Dầu khí mà còn gánh vác trọng trách cao cả khi đánh dấu bước đường “Bắc tiến” đầu tiên của đại gia địa ốc nổi tiếng Sài thành là Tập đoàn SSG.
Tuy nhiên, đến hết năm 2014, PV-SSG chưa phát sinh đồng doanh thu nào, doanh nghiệp này cho biết do các dự án của công ty đều đang trong quá trình chuẩn bị ban đầu.
Năm 2015, PV-SSG ghi nhận 2 tỷ đồng doanh thu nhờ hoạt động của sân tập Golf Mỹ Đình và cho thuê mặt bằng - chuyển đổi mục đích do dự án Mỹ Đình Pearl chưa được triển khai sau thời gian dài đắp chiếu.
Từ năm 2015, dự án "hòn ngọc xanh giữa lòng thành phố" Mỹ Đình Pearl đã chuyển sang kinh doanh sân golf
Phần lớn tài sản của PV-SSG nằm ở hạng mục tài sản dở dang dài hạn với 400 tỷ đồng “chôn chân” tại dự án Tổ hợp khách sạn Dầu khí 5 sao kể trên, trong đó có hơn 200 tỷ là chi phí mà PVN đã thực hiện bàn giao kể từ ngày công ty tiếp nhận dự án.
Ngoài ra, đến cuối năm 2015, PV-SSG còn nợ Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội 50 tỷ đồng kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng và san nền sơ bộ công viên Mễ Trì trên khu vực 3,8 ha thực hiện dự án.
25 hecta đất Thủ đô dần tuột khỏi tay PVN
Sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ đăng ký của PV-SSG vào cuối năm 2015 đã lên đến con số 800 tỷ đồng – tăng gấp 133 lần sau 6 năm tuy nhiên các cổ đông chỉ thực góp 500 tỷ đồng trong đó SSG là cổ đông lớn nhất sở hữu 81,2% vốn, “ngân hàng 0 đồng” Ocean Bank góp 40 tỷ - tương ứng 8% và CTCP Hạ tầng Fecon góp 30 tỷ - tương ứng 6%, phần còn lại của PVN.
Trong năm 2015, với bối cảnh dự án “Bắc tiến” bị đắp chiếu nhiều năm, các cổ đông sáng lập lần lượt rút chân thì CTCP Tập đoàn SSG lại bất ngờ góp thêm 102,5 tỷ đồng, đồng thời mua lại 100 tỷ vốn góp từ Tổng công ty Xây lắp Dầu khí PVC để năng tỷ lệ sở hữu từ 50% lên 81%.
Sau khi nhận chuyển nhượng từ PVN và rót thêm 102,5 tỷ đồng vào liên doanh, Tập đoàn SSG sở hữu 81% vốn tại dự án Mỹ Đình Pearl
Tuy nhiên, đến cuối năm 2015, liên doanh PV-SSG lại hào phóng cho công ty mẹ Tập đoàn SSG vay lại 92 tỷ đồng không cần tài sản đảm bảo, kỳ hạn 1 năm với lãi suất vô cùng ưu đãi là 1%/năm.
Như vậy, ban đầu từ việc góp vốn liên doanh chỉ chiếm 49% cùng cả họ dầu khí thì hiện nay tập đoàn SSG đã trở thành công ty mẹ, sở hữu tỷ lệ vốn áp đảo để thực hiện dự án Mỹ Đình Pearl rộng 3,8ha ngay Thủ đô.
Mới đây nhất, khu đất cạnh Mỹ Đình Pearl rộng 21,2 ha được PVN dự định xây Tháp dầu khí 102 tầng cũng đã rục rịch chuyển đổi chủ đầu tư sang cho Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh sau nhiều năm để cỏ mọc hoang.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy