Tin liên quan
Tại Hội nghị về đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang các nước tiểu vùng sông Mê Kông do Pan Nature, VCCI và Oxfam phối hợp tổ chức sáng nay tại Hà Nội, các chuyên gia đã chỉ ra thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tại hai nước Lào và Campuchia, thị trường hiện chiếm gần 40% vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp (DN) Việt.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT, tính đến hết tháng 6/2016, các DN Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 1.188 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 21,4 tỷ USD. Thị trường chủ yếu là Lào (270 dự án; 5,12 tỷ USD); Campuchia (191 dự án; 2,89 tỷ USD), một số quốc gia như Mỹ, Nga, Châu Phi…
Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các DN Việt là nông lâm nghiệp, viễn thông, khai khoáng, dịch vụ khám chữa bệnh… Đây là những lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam và được thể hiện rất rõ về quy mô và cơ cấu vốn tại hai nước Lào, Campuchia, gần đây là Myanmar.
Cụ thể, tại thị trường Campuchia, trong tổng số vốn hơn 2,85 tỷ USD, các DN Việt Nam rót hơn 1,9 tỷ USD đầu tư lĩnh vực nông nghiệp (chiếm gần 67% tổng vốn). Tại Lào, trong tổng vốn 5,12 tỷ USD, các DN Việt rót hơn 2,2 tỷ USD vào lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi - thủy điện.
Theo TS. Phạm Quang Tú, đại diện Tổ chức Oxfam tại Việt Nam: "Hiện các DN Việt đầu tư vào các nước Lào, Campuchia mới chỉ dừng lại nhiều ở nông nghiệp, lâm nghiệp. Các ngành khai thác khác có giá trị gia tăng chưa nhiều, mới chỉ có viễn thông, bất động sản. Tại Lào và Campuchia, vướng mắc của nhiều DN liên quan đến chính sách đất đai, trong đó có sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước.
Theo báo cáo của VCCI và Pan Nature, trong lĩnh vực nông nghiệp, thế mạnh đầu tư của các DN Việt tại Lào và Campuchia nổi lên nhiều vấn đề cản trở đầu tư như: Tại Lào, chính sách đất đai giữa địa phương với cơ quan trung ương không thống nhất, dẫn đến vai trò của người đứng đầu địa phương (nhất là trưởng bản, làng) có tiếng nói rất lớn. Họ có thể quyết định cho DN thuê đất hay không. Khi DN Việt ký hợp tác với chính quyền trung ương, nhưng các vị trưởng bản, làng đã phân đất cho người khác, điều này khiến DN rất khó triển khai giải phóng mặt bằng, tổ chức sản xuất.
Về lao động, theo TS Tú và các đồng sự của Oxfam và Pan Nature, khi các DN Việt đầu tư vào Lào, chính quyền địa phương yêu cầu công ty phải tuyển 90% lao động địa phương. Tuy nhiên, nhiều công ty được khảo sát cho rằng họ không thể tuyển được số này do mật độ dân cư thưa, chất lượng lao động còn thấp.
Còn tại Campuchia, chỉ 3% số người dân địa phương muốn làm cho các công ty nông, lâm nghiệp. Theo lý giải thì mức lương lao động ngành nông nghiệp hiện ở mức thấp so với các ngành nghề khác tại nước này nên nhiều DN Việt khá lúng túng để tuyển dụng lao động làm việc trong lĩnh vực này.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy