Dòng sự kiện:
Đại học FPT có vi phạm pháp luật khi cho sinh viên đóng học phí bằng tiền ảo bitcoin?
27/10/2017 10:10:14
Các luật sư cho biết mặc dù đi ngược lại với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên Đại học FPT không vi phạm pháp luật khi cho sinh viên đóng học phí bằng tiền ảo bitcoin.

Mới đây, chia sẻ trên báo chí, Chủ tịch Đại học FPT TS Lê Trường Tùng cho biết, Đại học FPT chấp nhận sinh viên nộp học phí bằng bitcoin. Trong khi cơ quan quản lý chưa đưa khung pháp lý cụ thể để quản lý loại tiền ảo này thì Đại học FPT lại tuyên bố chấp nhận sinh viên đóng học phí bằng loại tiền ảo trên.

Nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu việc cơ quan quản lý (Ngân hàng Nhà nước) chưa có khung pháp lý cụ thể để quản lý loại tiền ảo này mà đại học FPT đã sử dụng nó như một phương tiện thanh toán thì có vi phạm quy định pháp luật hay không? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các Luật sư để làm sáng tỏ vấn đề này.

Một hình thức lách luật

Luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý cho hay, mặc dù chủ trương của Ngân hàng Nhà nước khi không chấp nhận sử dụng tiền bitcoin như một phương tiện thanh toán, tuy nhiên trường FPT vẫn cho phép sinh viên đóng học phí bằng bitcoin là đi ngược lại ngân hàng.

Tiền ảo bitcoin không bị pháp luật cấm sử dụng.

“Tuy nhiên, về nguyên tắc công dân và doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không cấm. Hiện nay mặc dù Ngân hàng Nhà nước chưa coi bitcoin là một trong những hình thức thanh toán nhưng lại không có bất cứ một quy đinh nào cấm mua bán, sở hữu bitcoin. Do đó, việc Trường FPT chấp nhận cho học sinh đóng học phí bằng Bitcoin không vi phạm pháp luật” – Luật sư Kiên cho hay.

Đồng quan điểm trên, Luật sư Hà Huy Phong – Trưởng văn phòng Luật sư Inteco nhận định:

Thứ nhất, hiện nay chỉ có các quy định quản lý việc sử dụng ngoại hối và các phương tiện thanh toán. Mặc dù bitcoin không được công nhận ở Việt nam với tư cách là phương tiện thanh toán hay một loại ngoại tệ, nhưng lại không có quy định cấm sử dụng. Nên việc sử dụng Bitcoin không bị coi là vi phạm điều cẩm của luật, và việc sử dụng này cũng không có luật điều chỉnh.

Thứ hai, quan hệ giữa học sinh và trường là quan hệ dân sự, hai bên tự chịu trách nhiệm với nhau nếu có thiệt hại xảy ra.

Với những ý kiến trên, Luật sư Phong cho biết, việc trường FPT cho phép sinh viên sử dụng tiền bitcoin để thanh toán học phí là một hình thức lách luật.

“Fpt là một doanh nghiệp công nghệ. Mà bitcoin là một sản phẩm của công nghệ. Động thái này được coi là một biểu hiện tiến kịp công nghệ thế giới và bắt kịp trào lưu hơn là một hoạt động về tài chính”- Luật sư Phong phân tích.

Đi ngược lại chủ trương của Ngân hàng Nhà nước

Cũng liên quan tới sự việc, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định: “Cách đây 3 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra thông cáo không chấp nhận đồng tiền ảo bitcoin như một phương tiện thanh toán. Tuy nhiên tôi không muốn dùng từ đồng tiền ảo mà nó đã có giá trị sử dụng nên tôi gọi đó là đồng tiền kỹ thuật số, vì nó đã có giá trị thực.

Đồng tiền này Ngân hàng Nhà nước không chấp nhận nó là phương tiện thanh toán. Bây giờ trường đại học FPT chấp nhận nó là một phương tiện thanh toán thì nó đi ngược lại chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Điều thứ hai nó có thể sẽ có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác có thể sẽ chấp nhận đồng tiền này như một phương tiện thanh toán.

Điều này là đi ngược lại quy định của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời nó làm tăng sự phổ biến của đồng tiền Chủ tịch Đại học FPT TS Lê Trường Tùng cho biết, Đại học FPT chấp nhận sinh viên nộp học phí bằng bitcoin đối với nền kinh tế Việt Nam.”

Theo chuyên gia Hiếu, đồng tiền này có độ rủi ro rất lớn, rủi ro về pháp lý, rủi ro về thị trường… Đồng thời nó đem lại những rủi ro liên quan tới rửa tiền cùng nhiều tác động tiêu cực khác cho thị trường tài chính Việt Nam.

Xuân Tùng 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến