Sáng ngày 30/6, ĐHĐCĐ thường niên 2020 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) được tổ chức nhằm trình cổ đông kế hoạch kinh doanh 2020, mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC, tập trung xử lý gần 75 triệu cp STB để thu hồi nợ trong năm 2020 và bầu lại thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ mới...
Ông Trần Ngọc Dũng, Trưởng Ban kiểm sát Eximbank cho biết tính đến 9h37, có 133 cổ đông đại diện đến tham dự đại hội, tương đương khoảng 215,6 triệu cổ phần, chiếm 17,54% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Theo đó, căn cứ quy định pháp luật và điều lệ Eximbank về điều kiện tiến hành đại hội đồng cổ đông, tổng số cổ đông đại diện tham dự thấp hơn 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, không đủ điều kiện để tiến hành.
Cổ đồng EIB tiến hành làm thủ tục để dự họp (Ảnh: Fili)
Eximbank mới đây cũng đã thông báo về việc sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường vào chiều cùng ngày (30/6), sau khi tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020. Liệu cuộc họp này có được diễn ra khi Đại hội cổ đông thường niên lần 1 của nhà băng đã bất thành phút chót.
Được biết, năm 2020, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 1.318 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2019.
Ngân hàng cũng dự kiến mức tăng trưởng tín dụng khoảng 8% so với năm trước, bao gồm cả cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp 122.275 đồng. Hạn mức tăng trưởng được Ngân hàng Nhà nước thông báo của Eximbank là 9%. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết trong điều kiện kinh doanh thuận lợi sẽ xin phép điều chỉnh tăng hạn mức này.
Cùng với đó, tổng tài sản ước tăng 5%; huy động vốn tăng 6% so với năm trước. Tỷ lệ nợ xấu kế hoạch dưới 2%.
Dư nợ cấp tín dụng đến cuối năm 2020 dự kiến đạt 122,275 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019, số dư nợ trên đã bao gồm dư nợ vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi, Eximbank sẽ xin phép Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng.
Eximbank cũng sẽ tập trung xử lý nợ đã bán cho VAMC, đặt mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC vào năm 2020 theo định hướng tái cơ cấu ngân hàng của NHNN.
Eximbank cũng sẽ trình ĐHĐCĐ bầu thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ VII (2020-2025). Đồng thời trình cổ đông thông qua số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII là 11 thành viên, trong đó có 2 thành viên độc lập. Số lượng thành viên BKS nhiệm kỳ VII dự kiến là 3 thành viên.
Ngay sát trước thềm đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, ngày 25/6 vừa qua, Eximbank đã công bố thông tin chính thức về biến động nhân sự cấp cao của ngân hàng.
Cụ thể, ông Cao Xuân Ninh đã nộp đơn từ nhiệm và ngày 25/6, Hội đồng Quản trị (HĐQT) ngân hàng đã tổ chức phiên họp HĐQT theo đúng qui định của pháp luật và điều lệ của Eximbank để quyết định về vấn đề trên.
HĐQT đã chấp thuận cho ông Cao Xuân Ninh từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân. Đồng thời, HĐQT đã thông qua với tỉ lệ đồng thuận cao bầu ông Yasuhiro Saitoh – hiện đang giữa vị trí Phó Chủ tịch HĐQT sẽ đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT ngân hàng thay Ông Cao Xuân Ninh.
Ông Yasuhiro Saitoh là đại diện của cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) nắm 15% vốn tại Eximbank.
Tại ĐHĐCĐ lần này, Eximbank cũng muốn trình ĐHĐCĐ thay đổi một số Điều lệ Ngân hàng. Cụ thể, theo Điều lệ hiện tại Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng, Eximbank đề xuất sửa đồi người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng là Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch HĐQT trong thời gian khuyết chức danh Tổng Giám đốc mà chưa hoàn tất việc bổ nhiệm người khác thay thế.
Theo tài liệu, tổ chức tín dụng được NHNN chấp thuận việc gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt không được chia cổ tức để tạo nguồn xử lý nợ xấu cho đến khi trái phiếu đặc biệt đã gia hạn được thanh toán. Eximbank đã được NHNN chấp thuận gia hạn và thời gian gốc là 10 năm kể từ ngày phát hành đối với vác trái phiếu đặc biệt phát hành từ năm 2015 trở về trước. Và các trái phiếu này đến cuối năm 2018 và 2019 chưa được thanh toán hết. Do đó, Eximbank sẽ trình cổ đông không chia cổ tức cho năm 2018 và năm 2019.
HĐQT Eximbank sẽ trình ĐHĐCĐ chấp thuận đầu tư dự án số 7 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TP HCM theo phương thức Eximbank góp giá trị quyền sử dụng đất, nhà đầu tư xây dựng tòa nhà văn phòng làm việc và thực hiện phân chia sản phẩm phù hợp với quy định của pháp luật. Thời gian qua, Eximbank đã có văn bản gửi NHNN xin ý kiến về phương thức góp giá trị quyền sử dụng đất và phân chia sản phẩm nhưng NHNN vẫn chưa cho ý kiến. Vì vậy, trong trường hợp NHNN không đồng ý cho Eximbank đầu tư với phương thức trên thì chấp thuận cho đầu tư bằng nguồn vốn của Eximbank, phần diện tích không sử dụng hết sẽ cho thuê theo quy định pháp luật.
Hoàng Nhi(t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy