Các chứng chỉ này có thể được sử dụng để giao dịch trên sở giao dịch vàng quốc gia, thay vì cách giao dịch vàng vật chất kém hiệu quả.
Giá vàng thế giới tăng mạnh do lo ngại xung đột địa chính trị
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), giá vàng thế giới tăng mạnh do lo ngại xung đột địa chính trị gia tăng, bất ổn kinh tế vĩ mô và đặc biệt là nợ công mở rộng quá mức tại Mỹ và toàn cầu.
Giá vàngthế giới tăng gần 20% trong năm 2022 và thêm tới hơn 30% trong nửa đầu năm 2024. Trong nước, nhu cầu đầu tư, dự trữ vàng trong dân tăng mạnh.
Giai đoạn đầu tháng 5 khi giá vàng miếng trong nước liên tiếp xô đỉnh, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới có thời điểm chạm mốc 20 triệu đồng/lượng.
Đến ngày 6/6/2024, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn 3,98 triệu đồng/lượng. Đây là những tín hiệu tích cực của chính sách “bình ổn” và thu hẹp dần khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới.
Giá vàng thế giới tăng mạnh do lo ngại xung đột địa chính trị gia tăng, bất ổn kinh tế vĩ mô và đặc biệt là nợ công mở rộng quá mức tại Mỹ và toàn cầu.
Thực trạng khiến cho tâm lý tích trữ vàng trong dân ngày càng lớn.
Các chuyên gia của VEPR cho rằng cần nghiên cứu, đánh giá và thực hiện sửa đổi bổ sung toàn diện Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Ngoài ra, cần nghiên cứu áp dụng biện pháp cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp đủ điều kiện, và cho phép doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ, giảm tập trung thị trường vào vàng miếng, tiến tới dần hạn chế lưu thông vàng miếng trên thị trường.
VEPR cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép phát hành chứng chỉ vàng và các chứng chỉ này có thể được sử dụng để giao dịch trên sở giao dịch vàng quốc gia, thay vì giao dịch vàng vật chất kém hiệu quả.
Thêm nữa, NHNN nên thành lập một cơ quan quản lý thị trường vàng, quản lý vàng dự trữ, đúc vàng khối và các giao dịch vàng giữa NHNN và các ngân hàng thương mại, các công ty kinh doanh vàng có uy tín để tiến hành các hoạt động, giám sát chuyên nghiệp đối với thị trường vàng.
Chứng chỉ vàng giảm tải cho thị trường vàng vật chất
Đồng quan điểm, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh trong thời đại “số hóa” hiện nay, việc mua vàng chứng chỉ rất dễ dàng, không cần thiết phải nắm giữ vàng vật chất quá nhiều. Điều này giúp giảm tải cho thị trường vàng vật chất.
Việc mua vàng chứng chỉ rất dễ dàng, không cần thiết phải nắm giữ vàng vật chất quá nhiều. Điều này giúp giảm tải cho thị trường vàng vật chất.
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng trong 10 năm vừa qua, NHNN và Chính phủ thành công trong việc chống vàng hóa ở một mức độ nào đó. Người dân hiện nay không còn dùng vàng như đơn vị để thanh toán. Các ngân hàng không huy động vàng, không cho vay vàng.
Ông Hiếu dẫn chứng nước Mỹ cũng bán vàng vật chất và vàng trang sức nhưng bên cạnh vàng vật chất và vàng trang sức, thị trường chứng khoán của Mỹ có những sản phẩm để đầu tư vào vàng, chứng khoán trong những công ty.
“Người ta đầu tư vào chứng khoán vàng, người dân ở Mỹ không mua vàng, họ mua là mua mấy đồng coin thôi. Ở Việt Nam rất lạ là những ngày vừa rồi chưa có gia đình nào bị cướp vàng. Ở Mỹ thì sợ mang vàng về nhà bị cướp, nên họ không bao giờ giữ vàng ở nhà, và họ phải mua bảo hiểm vàng”, TS Hiếu nói.
Bên cạnh đề xuất phát hành chứng chỉ vàng, các chuyên gia cũng đề xuất đánh thuế vàng. PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc đánh thuế giao dịch vàng như nhiều lĩnh vực khác, điều này cũng góp phần giảm đầu cơ, hạ nhiệt giá vàng.
TS Trương Văn Phước (Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) cũng cho rằng việc hạn chế vàng là cần thiết, đáp ứng có giới hạn, đáp ứng quyền tự do tiếp cận vàng, nhưng cũng cần phải tôn trọng quyền tự do tiếp cận các mặt hàng thiết yếu trong nền kinh tế. Thuế là một công cụ điều tiết của bất cứ nhà nước nào, bất động sản hay vàng hay bất kỳ nguồn thu nào khác.
“Dĩ nhiên cũng có nhiều quan điểm trong bối cảnh người ta đổ xô đi mua vàng, đầu cơ, tích trữ như thế. Đến một lúc nào đó, tôi nghĩ rằng nhà nước cũng có thể sử dụng thuế để điều tiết, không chỉ là điều tiết thu nhập mà còn điều tiết hành vi của người tiêu dùng”, ông Phước nói.
Tác giả: Kỳ Thư
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy