Tổng mức đầu tư khoảng 84.463 tỷ đồng
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, sáng 6/6, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư giai đoạn 1 các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu.
Việc sớm đầu tư 3 dự án này, theo Chính phủ là hết sức cấp thiết, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế của vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cả ba dự án đều đầu tư công, sau khi đưa vào khai thác sẽ thu phí để hoàn trả vốn ngân sách Nhà nước.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Chính phủ đã xây dựng một số cơ chế chính sách đặc thù và nếu được áp dụng, dự kiến tiến độ các dự án như sau: chuẩn bị đầu tư năm 2022, khởi công năm 2023, dự án Biên Hòa - Vũng Tàu cơ bản hoàn thành năm 2025; dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cơ bản hoàn thành một số đoạn có lưu lượng lớn năm 2025 và toàn tuyến năm 2026.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, sơ bộ tổng mức đầu tư các dự án khoảng 84.463 tỷ đồng.
Sơ bộ tổng mức đầu tư các dự án khoảng 84.463 tỷ đồng. Trên cơ sở tiến độ triển khai 3 dự án, dự kiến nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 60.124 tỷ đồng, chuyển tiếp giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 24.339 tỷ đồng.
Nguồn vốn giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ dự kiến bố trí từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã dự kiến phân bổ cho 3 dự án khoảng 26.147 tỷ đồng;
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải sau khi rà soát, sắp xếp lại khoảng 2.203 tỷ đồng; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội khoảng 9.620 tỷ đồng; Tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 khoảng 13.796 tỷ đồng; Ngân sách địa phương khoảng 8.358 tỷ đồng.
Trong 2 năm 2022 - 2023, Chính phủ ưu tiên giải ngân hết toàn bộ nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, dù tỉ trọng vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chỉ chiếm khoảng 11,3% trong tổng nguồn vốn của 3 dự án, nhưng nếu được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong kỳ họp thứ 3, thời gian giải ngân nguồn vốn này chỉ còn khoảng 1 năm.
3 dự án đều đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí và có quy mô, lĩnh vực, tính cấp thiết đáp ứng các quy định về trường hợp áp dụng cơ chế đặc thù của Quốc hội tại Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai, kiến nghị 3 dự án được áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù được Quốc hội chấp thuận tại Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Rà soát kỹ suất đầu tư
Báo cáo tóm tắt thẩm tra 3 dự án, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đặc biệt lưu ý về tổng mức đầu tư. Quá trình thẩm tra, một số ý kiến đề nghị cần tiếp tục rà soát kỹ suất đầu tư và so sánh với các dự án cao tốc tương tự để làm rõ sơ bộ tổng mức đầu tư của các dự án này.
Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, giá các loại vật tư, nhiên liệu tăng cao, do đó cần lưu ý, xem xét, tính toán dự phòng trong tổng mức đầu tư. Đồng thời, cần báo cáo, làm rõ hơn các chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đặc biệt liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lúa. Ủy ban Kinh tế đề nghị báo cáo, làm rõ các ý kiến trên.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thah.
Về nguồn vốn, Chính phủ tính toán các dự án sử dụng nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến 26.147 tỷ đồng. Thứ 2, nguồn vốn từ rà soát, sắp xếp lại kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT khoảng 2.203 tỷ đồng.
Uỷ ban Kinh tế cho rằng, việc Chính phủ dự kiến tập trung các nguồn vốn nêu trên nhằm cơ bản hoàn thành các dự án là phù hợp. Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ, trong số các dự án dự kiến tiết giảm vốn, có một số dự án hoàn thành trong và sau năm 2022. Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát và chịu trách nhiệm về tính khả thi của nguồn vốn từ rà soát, sắp xếp lại kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT.
Thứ ba, nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội khoảng 9.620 tỷ đồng. Ủy ban Kinh tế nhận thấy, 3 dự án đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15. Đề nghị Chính phủ cần tổng hợp, cập nhật 3 dự án vào Danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình để sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi phân bổ vốn theo quy định.
Thứ tư, nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 khoảng 13.796 tỷ đồng, Uỷ ban Kinh tế nhận thấy, đề xuất bố trí nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 cho 3 dự án này là phù hợp quy định luật Ngân sách Nhà nước, do đó nhất trí với đề xuất của Chính phủ.
Thứ năm, ngân sách địa phương tham gia 3 dự án khoảng 8.358 tỷ đồng. Để bảo đảm tiến độ, chất lượng cho các dự án, đề nghị các địa phương cam kết chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc bố trí nguồn ngân sách địa phương.
Về hình thức đầu tư, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí các dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có lưu lượng xe thấp, thời gian hoàn vốn dài, nên việc đầu tư theo phương thức đối tác công tư là khó khả thi. Vì vậy, việc Chính phủ đề xuất áp dụng hình thức đầu tư công là phù hợp.
Về dự án Biên Hòa - Vũng Tàu, trong bối cảnh nguồn lực nhà nước còn hạn chế nhưng đang phải triển khai thực hiện nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng thì việc thu hút được các nguồn lực ngoài nhà nước tham gia đầu tư là rất cần thiết. Do đó, Chính phủ đề nghị cân nhắc tiếp tục đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 53,7 km qua 02 tỉnh, kết nối thành phố Biên Hòa với cảng biển Cái Mép - Thị Vải; đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 - 6 làn xe.
Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5 km qua 02 tỉnh, kết nối thành phố Buôn Ma Thuột với cảng biển Nam Vân Phong; đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe.
Dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188,2 km qua 04 tỉnh/thành phố, kết nối thành phố Châu Đốc với cảng biển Trần Đề; đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe.
Tác giả: Hoàng Thị Bích
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Mẫu thiết kế Tủ bếp Laminate hiện đại, cá tính
- keo dán đá 2 thành phần
- phào chỉ nhựa PS cao cấp
- Dự án bcons tân đông hiệp Dĩ An
- Van bướm điều khiển điện đầy đủ kích thước
- Sơn chống thấm SIRA
- Vị trí Ruby park phúc lợi
- Chuyên bất động sản https://dongtayinvestment.com.vn/
- Dự án Caraworld Cam Ranh Hotline: 0925119666
- Vinhomes Central Park Tân Cảng
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy